HUYỆT THẠCH QUAN

石關穴
K 18 Shí guān xué( Ché Koann).

HUYỆT THẠCH QUAN
HUYỆT THẠCH QUAN

Xuất xứ của huyệt Thạch Quan:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Thạch Quan:

– “Thạch” có nghĩa là đá, sự nghẽn tắc ứ đọng được mô tả là sự rối loạn.
– “Quan” có nghĩa là cửa ải.
Huyệt chủ yếu có dấu hiệu của chứng táo bón, no, sình bụng với sự ứ đọng của khí. Do đó mà có tên là Thạch quan.
Theo “Du huyệt mệnh danh hội giải” ghi rằng: “Thạch quan, không thông gọi là Thạch, xét huyệt này chủ trị đại tiện bón, bế tắc, khí kết đầy một, phụ nữ không thụ thai, nên gọi là Thạch quan”.

HUYỆT THẠCH QUAN
HUYỆT THẠCH QUAN

Tên Hán Việt khác của huyệt Thạch Quan:

Hữu quan.

Huyệt thứ :

18 Thuộc Thận kinh.

HUYỆT THẠCH QUAN
HUYỆT THẠCH QUAN

Đặc biệt của huyệt Thạch Quan:

Hội của Túc Thiếu-âmXung mạch.

Mô tả của huyệt Thạch Quan:

HUYỆT THẠCH QUAN
HUYỆT THẠCH QUAN

1. VỊ trí xưa :

Dưới huyệt Âm đô 1 thốn, cách đường giữa bụng 0,5 thốn.

HUYỆT THẠCH QUAN
HUYỆT THẠCH QUAN

2. VỊ trí nay:

Khi điểm huyệt nằm ngửa. Huyệt ở trên rốn 3 thốn, đường chính giữa bụng đo ngang ra mỗi bên 5 phân.

HUYỆT THẠCH QUAN
HUYỆT THẠCH QUAN

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Thạch Quan:

là cân cơ chéo to của bụng, bò trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là Đại-trường ngang. Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh thần kinh gian sườn 9 và dây thần kinh bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bỏi tỉết đoạn thần kinh T8.

HUYỆT THẠCH QUAN
HUYỆT THẠCH QUAN

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thạch Quan:

1. Tại chỗ :

Đau dạ dày.

HUYỆT THẠCH QUAN
HUYỆT THẠCH QUAN

2. Theo kinh :

Co thắt thực đạo.

3. Toàn thân:

Bí ỉa, nấc cụt.

HUYỆT THẠCH QUAN
HUYỆT THẠCH QUAN

Lâm sàng của huyệt Thạch Quan:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Bàng-quang du trị đau bụng, đại tiện khó (Tư sinh). Phối Ầm giao trị chứng vô sinh (Bách chứng).

HUYỆT THẠCH QUAN
HUYỆT THẠCH QUAN

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Nội quan, Túc Tam-lý, Trung quản trị nôn mửa, đau dạ dày, trướng bụng.

HUYỆT THẠCH QUAN
HUYỆT THẠCH QUAN

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 10-20 phút.
* Chú ý Có thai gần sinh cấm châm.

HUYỆT THẠCH QUAN
HUYỆT THẠCH QUAN

Tham khảo của huyệt Thạch Quan:

1. «Thần ứng kinh» ghi rằng: “Có thai cấm cứu”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Đau cứng thẳng cột sống, miệng không mở, nhiều nhớt dãi, đại tiện khó, dùng Thạch quan làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Phụ nữ trong bụng dưới có ác huyết, bên trong nghịch lên làm đầy đau, dùng Thạch quan làm chủ”.

4. «Tư sinh» ghi rằng: “Thạch quan, Bàng- quang du trị đau bụng đại tiện khó”.
5. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Chủ về nôn ọe nôn ngược, đau bụng đái nhắt, tiểu vàng, đại tiện không thông, đầy tức dưới tim, cứng cột sống, nhiều đàm dãi, mắt đỏ đau bắt đầu từ khóe trong mắt, phụ nữ bụng dưới có ác huyết, huyết xung ngược lên bụng đau không chịu nổi”.
6. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Không có con tìm Âm giao, Thạch quan” (Vô tủ sưu Am giao, Thạch quan chi hương).
7. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng, huyệt Thạch quan là nơi hội của Xung mạch, Túc Thiếu âm.
8. Ngoài ra còn có huyệt Thạch quan ổ dưới huyệt Cự khuyết 2 thốn (Trung quản), đo ra mồi bên 5 thốn. Thường cứu 50 lửa để trị đau hai bên hông sườn sau khi sinh.

HUYỆT THẠCH QUAN
HUYỆT THẠCH QUAN
Bài trướcHUYỆT THẠCH MÔN
Bài tiếp theoTHÂM YÊU DU

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.