HUYỆT THÍNH CUNG
聽宮穴
SI 19 Tīng gōng xué (Ting Kong).
Xuất xứ của huyệt Thính Cung:
«Linh khu – Thích tiết chân tà».
Tên gọi của huyệt Thính Cung:
– “Thính” có nghĩa là nghe.
– “Cung” có nghĩa là nhà xây tương cao mà trên uốn cong xuống, nhà vua ở hoặc nhà để thờ thần gọi là Cung, một nơi rất quan trọng.
Huyệt ở phía trước bình tai, nó có thể phục hồi chức năng của thính giác. Do đó mà có tên là Thính cung (Cung điện nghe).
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Cung, đứng đầu trong ngũ âm (cung, thương, giốc, chủy, vũ, sau khi châm vào huyệt này có thế tự giúp cho sự khôi phục của thính lực, lại có ngưòi cho rằng, huyệt này ở trước bình tai, nằm sâu ở trong vành tai mà lại giống như cung diện nên gọi là Thính cung”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Thính Cung:
Đa sở văn.
Huyệt thứ:
19 Thuộc Tiểu Trường kinh.
Đặc biệt của huyệt Thính Cung:
Hội huyệt của Thủ Túc Thiếu dương, Thủ Thái dương.
Mô tả của huyệt Thính Cung:
1. VỊ trí xưa:
Phía trước, giữa bình tai lớn rõ như hạt đậu đỏ (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành, Tuần kinh).
2. Vị trí nay:
Khi há miệng ở giữa phía trước bình tai có chồ hỏm, sau lồi cầu xương hàm dưới.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thính Cung:
là bò sau tuyến mang tai, bờ sau lồi cầu xương hàm dưới. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh sọ não V3.
Hiệu năng của huyệt Thính Cung:
Tuyên nhĩ khiếu, định thần chí.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thính Cung:
Tại chỗ:
ù tai, điếc, viêm tai giữa, viêm tai ngoài.
Lâm sàng của huyệt Thính Cung:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Thính hội, Ế phong trị lảng tai, khí bế (Đại thành).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Thính hội, Ế phong trị viêm tai giữa. Phối Thính hội, Ế phong, Hội tông trị lảng tai, điếc. Phối Ngoại quan, Ê phong, Khúc trì chủ trị lảng tai. Phối Nhĩ môn, Trung chủ, Phục lưu trị ù tai, điếc.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, hơi há miệng mũi kim hơi hướng xuống dưói, sâu 1,5-2 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức đau, có khi tê lan ra nửa mặt bên châm, có khi cảm giác căng vào màng nhĩ.
2. Cứu ít khi cứu, cứu không được gây bỏng.
Tham khảo của huyệt Thính Cung:
1. «Linh khu – Thích tiêt chân tà thiên» ghi rằng: “Ôi, phép châm phát mông là trị tai không nghe thấy gì, mắt không thấy gì, Khi mũi kim vừa châm vào, ta dặn người bệnh dùng tay bịt kín hai lỗ mũi, đóng thời ngậm kín miệng lại, ngăn được tiếng nói, kết quả sẽ ứng với mũi kim châm tai, sẽ nghe được âm thanh”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Điên, cuồng, co giật, hoa mắt bổ té, bệnh động kinh, câm không nói, ré lên như dê kêu, sùi bọt mép, chọn Thính cung làm chủ”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thính cung chủ về mất tiếng, tâm thần phân liệt, ngực bụng đầy, ù tai, điếc, tai kêu như ve”.
4. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Thính cung, Tỳ du, trừ nổi buồn khổ, uất dưới tâm”.
5. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng: “Huyệt này là nơi hội của Thủ Túc Thiếu-dương, Thủ Thái dương“.
6. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, buồn rầu, lo sợ và chán nản là do tâm khí suy, chính trạng thái ấy đưa bệnh nhân tới chỗ mất ngủ hay nằm thấy, hồi hộp mau quên và dễ khiếp sợ, để trị chứng này phải bô Tỳ du, vì Tỳ là con của Tâm (con khỏe thì mẹ mói yên). Còn Thính cung tuy thuộc Tiểu trưòng kinh, song đồng thời cũng là chỗ giao hội của Thủ Thiếu-dương và Túc Thiếu-dương Đồm kinh nên tả huyệt này có thê làm cho tâm huyết được sung mãn, tâm sẽ an thần ổn định.