HUYỆT PHỤC LƯU
復溜穴
K 7 Fù liū xué (Fou Leou).
Xuất xứ của huyệt Phục Lưu:
«Linh khu – Bản du».
Tên gọi của huyệt Phục Lưu:
– “Phục” có nghĩa là trở lại.
“Lưu” có nghĩa là dáng vẻ nước chảy rất vội vàng.
Mạch khí của Thận kinh tới huyệt Thái khê không đi lên thẳng mà trở lui lại mắt cá trong 2 thốn, lại vòng mạnh về ở nơi này. Cũng có nghĩa khí của Thận mạch đến ở huyệt này trở về và đi vòng nên được gọi là Phục lưu.
Có tác giả cho rằng, Phục có ý nghĩa khôi phục và hồi lưu, “Nạn kinh” thông ghi Lưu , có ý lưu thông, lại có ý nghĩa cùng với chữ Lưu.
có ý là lưu chỉ. Phục lưu để chỉ chức năng thông điều thủy đạo, khôi phục sự lưu hành bình thường của thủy dịch. Thận là thủy tạng, chủ Thủy, thủy dịch dưới tác dụng khí hóa của Thận để phản phục hồi lưu khắp toàn thân, rưới khắp ngũ tạng lục phủ, nuôi nấng bách hài. Trong “Kim châm mai hoa thi sao” ghi về Phục lưu như sau: “Đình chỉ, có thể làm cho lưu thông, Lưu thông có thể làm cho đình chỉ” “Chỉ giả nũng lưu lưu giả chỉ”, là nói lên các loại phù thũng, bí tiêu, không có mồ hôi đều dùng huyệt Phục lưu có thể làm cho nó lưu thông; còn loại nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, di tinh, ỉa chảy dùng Phục lưu thì có thể làm cho không tự tràn chảy được.
Tên Hán Việt khác của huyệt Phục Lưu:
Xương dương, Ngoại mệnh, Ngoại du, Phục cữu.
Đặc biệt của huyệt Phục Lưu:
“Kinh” huyệt, thuộc “Kim”.
Huyệt thứ:
7 Thuộc Thận kinh.
Mô tả của huyệt Phục Lưu:
1. VỊ trí xưa :
Trên mắt cá chân trong 2 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành) .
2. VỊ trí nay :
Xác định huyệt Thái khê rồi đo lên 2 thốn. Huyệt trong khe của mặt trước gân gót chân và cơ gấp dài riêng ngón cái.
3. Giải phẫu, Thầu kinh Dưới của huyệt Phục Lưu:
là khe giữa bờ trong gân gót chân, mặt sau cơ gấp dai ngón chân cái, mặt sau đầu dưới xương chày – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L4.
Hiệu năng của huyệt Phục Lưu :
Điều thận khí, Thanh thấp nhiệt, lợi bàng quang, khử thấp tiêu trệ, tư thận nhuận táo.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Phục Lưu:
1. Tại chồ:
Lạnh chân từ mắt cá xuống, teo cơ.
2. Theo kinh :
Viêm dịch hoàn, viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, xuất huyết tử cung chức năng, bạch đới nhiều.
3. Toàn thân:
Suy nhược thần kinh, đau lưng, ra mồ hôi trộm, phù thũng.
Lâm sàng của huyệt Phục Lưu:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phoi Thần khuyết trị phù thũng (Đại thành). Phối Thân mạch, Lệ đoài trị lạnh chân. (Đại thành). Phối Thái xung, Hội dương trị ỉa ra máu (Tư sinh). Phối Lao cung trị gắt gỏng (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Thủy phân, Thận du, Trúc tân, Túc Tam-lý, Ế minh trị xơ gan. Phối Thận du, Túc Tam-lý, Ế phong trị cổ trướng. Tả Hợp cốc bổ Phục lưu có thể cầm mồ hôi, trị nhiều mồ hôi. Bố Hợp cốc, tả Phục lưu có thể làm ra mồ hôi, trị chứng không ra mồ hôi. Phối Khí hải, Âm Lăng-tuyền trị ỉa chảy, phù thũng. Phối Can du, Tỳ du trị tiêu khát.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi tê lan tới gót chân hoặc ngón chân.
2. Cứu 5 -7 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 10 phút.
Tham khảo của huyệt Phục Lưu:
1. «Giáp ất» quyển thú’ 7 ghi rằng: “Sốt rét khí thiếu, lạnh cẳng chân không khi nào có cảm giác ấm, bụng đau thắt đến tim, dùng Phục lưu làm chủ”.
2. «Giáp át» quyên thứ 8 ghi rằng: “Cầu ra máu, mót rặn, đau bụng như dạng bí tiểu, sưng đau trong lỗ mũi, hay sôi trong bụng, nóng lạnh ở trong xương không yên, mồ hôi ra không dứt, dùng Phục lưu làm chủ”.
4. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Phục lưu chủ trị kiết lỵ, đau cột sống thắt lưng, không cúi ngửa được, không ngồi xuống đứng lên được, mắt thấy lờ mờ, hay giận nói nhiều, lưỡi khô, vị nhiệt, giun quậy rệu nước dãi, chân liệt không rút lên được, cẳng chân lạnh không tự ấm được, trong bụng sôi như sấm, bụng căng như trống, tay chân phù thủng, năm loại thủy bệnh: thanh, xích, hoàng, bạch, hắc, Thanh chọn Tỉnh, Xích chọn Vinh, Hoàng chọn Du, Bạch chọn Kinh, Hắc chọn Hợp, trĩ ra máu, sau khi ỉa chảy phú thủng, năm chứng lâm, huyết lâm, tiểu tiện như máu, nóng lạnh trong xương, ra mồ hôi trộm, mồ hôi chảy không cầm, răng lỗ cối, mạch vi tế không bắt được hoặc có khi không thấy mạch”.
5. «Lan giang phú» ghi rằng: “Không có mồi hôi bổ Hợp cốc, tả Phục lưu; nếu mồ hôi chảy nhiều không dứt, bổ Hợp cốc rất hay” (Cánh hữu thương hàn chân diệu quyết, Tam âm tu yêu thích dương kinh , vô hãn cánh tương Họp cốc bô, Phục lưu huyệt tả hảo thi châm. Thướng nhược hãn da lưu bất tuyệt, Hợp cóc thâu bổ hiệu như thần).
6. « Tháng ngọc ca» ghi rằng: “Cước khí cần dùng tới Phục lưu” (Cước khí Phục lưu bất tu nghi).
7. Huyệt Phục lưu theo “Giáp ất” gọi là Phục cữu, Xương dương, “Ngoại đài” gọi là Ngoại mệnh.
8. Căn cứ <<Linh khu – Bản du>> ghi rằng huyệt Phục lưu là “Kinh huyệt” của Túc Thiếu- âm kinh.
9. Huyệt Phục lưu có tác dụng tư âm bổ thận, ôn dương ích khí. Chủ trị bệnh do khí hóa, tạng bệnh, kinh bệnh của thận và thay đổi khí quan tạng phủ có liên hệ tới Thận, với cải thiện chức năng Thận, giải trừ rối loạn chức năng thận gây ra bệnh.
10. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bổ huyệt này trong trường hợp bệnh nhân là người mệt nhọc, cơ năng đã suy nhược, tính tình dửng dưng, bất bình với chính mình và với tất cả, khi nào khí sắc cũng buồn, xấu, ai hỏi gì cũng bực gắt, chỉ muốn tìm chỗ thanh vắng. Buồn bực vì trong mình không yên, họ cứ suy nghĩ mãi về sự không may của chính mình và vì thế mà họ sinh ra bần thần, do dự không quyết định được một việc gì cả.
11. Theo kinh nghiệm của một số tác giả Pháp, châm huyệt Phục lưu có ảnh hưởng tới tuyên thượng thận (Đông Y thuộc Thận dương, đó cũng là lý do mà những chứng xuất tinh do dương vượng không cứu tói huyệt này).