HUYỆT THỦY ĐẠO
水道穴
S 28 Shuǐdào xué (Choe Tao)
Xuất xứ của huyệt Thủy Đạo:
«Giáp ất»
Tên gọi của huyệt Thủy Đạo:
– “Thủy” có nghĩa là nước.
– “Đạo” có nghĩa là đường hay lối đi. Bàng-quang, Tiêu-trường, Tam-tiêu đều nằm dưới huyệt này, ba cơ quan được xem như có liên hệ với đưồng nước. Thêm vào đó, huyệt có công hiệu thông đường trưởng, vì lại có thể điều chỉnh được sự bí tiểu, tiểu nhiều do sự rối loạn trao đổi nước nên có tên là Thủy đạo (Đường nước).
Tên Hán Việt khác của huyệt Thủy Đạo:
Bao Bào-môn.
Huyệt thứ:
28 Thuộc VỊ kinh.
Mô tả của huyệt Thủy Đạo:
1. VỊ trí xưa:
Phía dưới huyệt Đại cự 1 thốn (Giáp ất). Từ huyệt Quan nguyên đo ra 2 thốn (Tuần kinh).
2.VỊ trí nay :
Dưới rốn 3 thốn (huyệt Quan nguyên)xong đo ra 2 thốn.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thủy Đạo:
là cân cơ chéo to, cơ thang to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là ruột non, tử cung (có thai 4-5 tháng), Bàng-quang (khi bí đái) – Thần kinh vận động cơ là 6 dây gian sườn dưới, và dây bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh TI2.
Hiệu năng của huyệt Thủy Đạo:
Thanh thấp nhiệt, lợi Bàng-quang.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thủy Đạo:
1. Tại chỗ:
Tức bụng dưới.
2. Theo kinh, toàn thân:
Viêm thận, viêm Bàng-quang, viêm dịch hoàn, bí đái.
Lâm sàng của huyệt Thủy Đạo:
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Thủy phân, Âm lăng tuyền, Khí hải, Túc Tam-lý trị phúc thủy (cổ trướng). Phối Thận du, Bàng-quang du, Tam-âm giao trị viêm thận. Phối Quan nguyên, Trung cực, Âm Lăng-tuyền, Tam-âm giao trị viêm Bàng-quang, bí tiểu, đái lắt nhắt.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1 – 1,5 thốn, tại chỗ có cảm giác lan ra một bên bụng dưới.
2. Cứu 5 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 10-15 phút.
Tham kháo của huyệt Thủy Đạo:
1. «Giáp ất>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Chữa Tam-tiêu, đại tiêu tiện không thông, dùng huyệt Thủy đạo làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyẻn thứ 12 ghi rằng: “Bụng dưới trướng đầy đau lan tới bộ phận sinh dục, đau thắt lưng khi kinh nguyệt tới, có cục có hòn trong bào cung, tử cung lạnh dần tới đùi vế, dùng huyệt Thủy đạo làm chủ”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thủy đạo chủ về đau thắt lưng và lưng, Bàng- quang có hàn, Tam-tiêu kết nhiệt, phụ nừ bụng dưới căng trướng, đau dẫn tới cơ quan sinh dục, trong bào cung có cục có hòn, tử cung lạnh, đại tiểu tiện không thông“.
4. «Ngọc long ca» ghi rằng: “Bệnh thuộc thủy bệnh, bụng trướng, trước tiên cứu Thủy phân và Thủy đạo sau đó châm Tam lý và Âm giao”
5. Huyệt Thủy đạo ở “Thiên kim” còn gọi là “Bao Bào-môn “.