HUYỆT TÍCH TRUNG
脊中穴
GV 6 Jizhong (Tsi Tchong).
Xuất xứ của huyệt Tích Trung:
«Tô vấn – Không luận thiên».
Tên gọi của huyệt Tích Trung:
– “Tích” có nghĩa là cột sống lưng.
– “Trung” có nghĩa là ở chính giữa.
Huyêt nằm ỏ phần giữa cột sống, giữa TI và L5. Do đó mà có tên là Tích trung.
Theo “Y kinh lý giải” ghi rằng: “Tích trung, nó ở giữa dưới đốt sống lưng thứ 11. Lưng gồm có 21 đốt sống, mà chỗ này là chính giữa của nó, nên được gọi là Tích trung”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Tích Trung:
Thần tông, Tích du, Tích trụ .
Huyệt thứ :
6 Thuộc Đốc mạch.
Mô tả của huyệt Tích Trung:
1. VỊ trí xưa :
Dưới đốt sống lưng 11 (Giáp át, Đồng nhân).
2. Vị trí nay:
Dưới gai đốt sống lưng thứ 11 nơi chỗ hõm. Khi điểm huyệt nằm sấp.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Tích Trung:
là chỗ bám của gân cơ thang, cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau-dưới, cơ gai dài của lưng, cơ ngang-gai, dây chằng trên gai, dây chằng vàng, dưói nữa là ống sống – Thần kinh vận động cd ià các nhánh của dây sọ não XI, nhánh đám rối cố sâu, các nhánh của dây sống. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh TI 1.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Tích Trung:
1. Tại chỗ:
2. Toàn thân:
Tê liệt chi dưới, động kinh, viêm gan.
Lâm sàng của huyệt Tích Trung:
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Túc Tam-lý, Trung quản, Kiến lý trị đầy bụng ăn ít. Phối Trung khu, Mệnh môn trị liệt mềm chi dưới. Phối Đại chùy, Yêu Dương-quan trị đau thắt lưng.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 lửa.
Tham khảo của huyệt Tích Trung:
1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đầy bụng không ăn được, châm Tích trung; hoàng đản châm Tích trung”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Cứng cột sống thắt lưng không cúi ngửa được châm Tích trung, lạnh hàn lâu ngày nhiều, trĩ, cứu huyệt Tích trung 100 lửa”.
3. «Dồng nhân» ghi rằng: “Tích trung trị động kinh, tích thực kiết lỵ do ôn bệnh, châm vào 5 phân, sau khi đắc khí thì tả.
4. Các sách “Giáp ất”, “Đồng nhân”, “Đại thành”, “Đồ dực” đều ghi rằng: “Cấm không được cứu”. Sách “Thiên kim” lại ghi “Có thể cứu”. Hiện nay, thường người ta cho là có thể cứu.
5. Huyệt Tích trung, theo “Đồng nhân” gọi là Thần tông, “Thánh huệ” gọi là Tích du.