HUYỆT XUNG DƯƠNG Ở ĐÂU?
沖陽穴
S42 Chōng yáng xué (Tchrong Yang).
Xuất xứ của huyệt Xung Dương từ đâu?
«Linh khu – Bản du».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Xung Dương là gì?
– “Xung” có nghĩa là đập mạnh hay trút xuống.
– “Dương” trái nghĩa với “Âm”, ý nói mặt lưng hay mu bàn chân là dương so vói lòng bàn chân là âm.
Có thể bắt “Xung dương mạch ” ở chân dễ dàng nơi vùng này, nên gọi là “Xung dương” (Xung dương là bộ vị thiết mạch theo phương pháp chẩn mạch tam bộ cửu hậu cổ đại. Thuộc kinh mạch của Túc Dương minh Vị. Áp dụng chẩn đoán bệnh Tỳ vị, mạch này ở phía trên mu bàn chân, nó còn gọi là Phu dương mạch).
Tên Hán Việt khác của huyệt Xung Dương là gì?
Hội nguyên, Phu dương, Hội cót, Hội dũng (dõng).
Huyệt thứ :
42 Thuộc VỊ kinh.
Đặc biệt của huyệt Xung Dương:
Nguyên huyệt.
Vị trí của huyệt Xung Dương nằm ở đâu?
1. Vị trí xưa:
Trên mu bàn chân 5 thốn, trên động mạch giữa xương (Giáp ất). Trên lưng bàn chân, phía sau huyệt Hăm cốc 3 thốn, nơi có động mạch đập (Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Nơi chỗ cao nhất của lưng bàn chân, đè có động mạch nhảy. Dưới huyệt Giải khê 1,5 thốn. Thường nằm giữa Nội đình và Giải khê.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Xung Dương là gì?
là bờ trong gân cơ duỗi ngón thứ 2 của cơ dưới chung các ngón chân, cơ duỗi ngắn ngón cái. Dưới nữa là sau khớp chêm-thuyền. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chày trước. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Hiệu năng của huyệt Xung Dương là gì?
Phò thổ hóa thấp, hòa vị định thần.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Xung Dương là gì?
1. Tại chỗ:
Đau mu bàn chân.
2. Theo kinh:
3. Toàn thân :
sốt rét, bệnh tâm thần, sốt cao, tay chân không đưa lên cao.
Kinh nghiệm Lâm sàng của huyệt Xung Dương:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Thần môn, Hậu khê trị phát cuồng (Đại thành). Phối Phong môn trị nổi cuồng chạy bậy (Tư sinh) Phối Địa thương trị bán thân bất toại, méo miệng (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Hãm cốc, Trung phong, Nhiên cốc trị sung huyết sưng lưng bàn chân. Phối Điều khẩu, Tuyệt cốt trị chân yếu đi khó.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 0,3 – 0,5 thốn, tránh động mạch ở mu bàn chân.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.
Tham khảo của huyệt Xung Dương:
1. «TỔ vấn – Thích ngược thiên» ghi rằng: “Bệnh ngược phát từ Túc Dương-minh, khiến người trước rờn rợn ghê rét. Dần dần lâu mới nhiệt; đến lúc nhiệt giảm, mồ hôi ra, thấy nhật nguyệt quanh và hỏa khí, đều lấy làm thích. Chích huyệt Túc Dương-minh ở mu bàn chân”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: ‘Xung dương chuyên trị bệnh ở má răng môi, bệnh sốt mồ hôi không ra, nóng trong miệng”.
3. «Thiên kim» ghi rằng: “Anh lao khí, cứu huyệt Xung dương, tùy theo số tuổi mà cứu mấy huyệt”.
4. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Phong thủy làm mặt chân húp dùng xung dương để trị”.
5. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Đau vùng thượng vị, sốt lạnh, chọn huyệt Xung dương”.
6. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Xung dương chủ trị liệt nửa người miệng mắt méo, húp chân, răng lỗ cối đau nhức, phát sót lạnh, bụng cứng lớn không muốn ăn, bệnh thương hàn, phát lạnh, cuồng lâu ngày, trèo cao mà hát, cỏi truồng chạy bậy, chân gấu không mang dép được, đau thân trước”.
7. «Thiên tinh bí quyêt» ghi rằng: “Chân yếu khó đi trưdc tiên châm Tuyệt cốt sau đó Điều khẩu và Xung dương”.
8. Xung dương là “Nguyên” huyệt của kinh Túc Dương-minh.
9. Huyệt Xung dương trong “Thương hàn luận” ghi là “Phu dương”, trong “Giáp ất” ghi là Hội nguyên, trong “Thánh tế” ghi là Hội dũng.