HUYỆT CHI CHÍNH
支正穴
SI7 Zhizheng (Tche Tcheng
Xuất xứ của huyệt Chi Chính:
«Linh khu – Kinh mạch»
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Chi Chính:
– “Chi” có nghĩa là một nhánh (của kinh).
– “Chánh” có nghĩa là chính, lớn hay quan trọng hơn. Ở đây nói đến kinh Thủ Thái-dương.
Một nhánh nổi lên từ kinh Tiểu-trường, ở huyệt này nối với kinh Tâm là cơ quan then chốt của tạng phủ bên trong và tỏ ra quan trọng hơn Tiểu- trường. Do đó mà có tên Chi chánh (nhánh của kinh).
Huyệt thứ 7 Thuộc Tiểu trường kinh Tên đọc khác Chi chính
Đặc biệt Lạc huyệt nói với Tâm kinh. Biệt tâu Thiếu-âm.
Mô tả huyệt của huyệt Chi Chính:
1. VỊ trí xưa:
Nằm phía trên cổ tay 5 thốn (Linh khu). Nằm sau cổ tay 5 thốn (Đại thành, Đồng nhân, Phát huy, Tuần kinh).
2. VỊ trí nay:
Xác định huyệt Dương cốc đo thẳng lên 5 thốn từ khớp cô’ tay (nối từ Dương cốc vói Tiểu hải) sát bò trong xương trụ.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Chi Chính:
là khe giữa cơ trụ trước và cơ trụ sau, chỗ bám vào xương của cơ duỗi riêng ngón tay trỏ và cơ gấp chung sâu các ngón tay, xương trụ – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây trụ và quay. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh T1.
Hiệu năng của huyệt của huyệt Chi Chính:
Thanh thần chí, giải biểu nhiệt, sơ tà ở kinh.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Chi Chính :
1. Tại chỗ, theo kinh:
Đau cánh tay, co tay, ngón tay không nắm được, cổ gáy sưng đau, đau hàm, hoa mắt.
2. Toàn thân :
Suy nhược thần kinh, sốt không ra mồ hôi, điên, kinh sợ.
Lâm sàng của huyệt Chi Chính:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Thiêu hải trị sốt làm nhức gối, cứng cổ (Tư sinh). Phối Tam tiêu du trị hoa mắt, đau đầu (Tư sinh). Phối Phi dương trị chóng mặt hoa mắt (Bách chứng).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Khúc trì trị khớp khuỷu, cánh tay, ngón tay đau không bóp lại được. Phối Thần môn, Nội quan trị đau vùng tim.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5 10 phút.
Tham khảo của huyệt Chi Chính:
1. «Linh khu – Kinh mạch» ghi rằng: “Biệt của thủ Thái-dương tên gọi là Chi chính, thực sẽ làm cho các khớp xương buông lỏng, khuỷu tay không cử động được, hư sẽ làm cho mọc nhiêu mụn cơm nhỏ ở khe tay, nên thủ huyệt Lạc đế châm”.
2. «Giáp ất» quyển thít 7 ghi rằng: “Hàn sốt lạnh, sưng cổ gáy, thực thì co rút khuỷu tay, đau đầu hoa mắt, nói cuồng, hư thì sinh mụn cơm, nhỏ thì kết vảy, dùng huyệt Chi chính làm chủ”.
3. «Thiên kim» ghi rằng: “Chi chánh, Ngư tế, Hợp cốc, Thiếu hải, Khúc tri, Uyển cốt, chủ trị nói xàm bậy”.
4. «Tư sinh>> ghi rằng: “Chị chánh, Thiếu hải trị sốt, trước tiên đau mỏi thắt lưng đầu gối, cứng gáy phát lạnh, sốt lạnh”.
5. «Đại thành» quyển thít 6 ghi rằng: “Chi chánh chủ trị về phong thấp, kinh sợ buồn rầu, điên cuồng, ngũ lao, tứ chi suy nhược, khuỷu tay cánh tay co rút khó duỗi, tay không nắm lại được, đau nhức mười ngón tay, bệnh sốt trước tiên đau thắt lưng gáy, thích uống, cứng cổ. Thực thì khớp xương buông lỏng, nên tả Chi chánh. Hư thì sinh mụn nhỏ nơi ngón tay kết vảy, nên bổ”.
6. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Hoa mắt dùng huyệt Chi chánh, Phi dương” (Mục huyền hề, Chi chánh, Phi dương).
7. Pheo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bổ Chi chánh trị được thất tinh uất ức, bệnh nhân thần kinh suy nhược bổi có nhiều sự tức giận không nói ra cho hả được, nhiều dâm dục, thủ dâm. Đó là một người dễ cảm động thấy chút gì hơi khác ý là đã khó chịu tức mình nhưng lại có nén rồi đau khổ ngấm ngầm, thành thử tinh thần khi nào cũng thấy có ý bất lực. Bệnh nhân thường là một người lãnh đạm, do dự, nhưng có lúc cũng hăng hái, hăng hái lên một chút lúc đầu thôi.