Đường dẫn tinh bao gồm ống dẫn tinh và mào tinh, chúng có thể bị tắc một phần hoặc hoàn toàn, ở một hoặc nhiều đoạn. Nguyên nhân gây bệnh có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải. Để chẩn đoán tắc ống dẫn tinh cần phải hỏi tiền sử gây bệnh, khám lâm sàng, sinh thiết tinh hoàn và chụp ống dẫn tinh.

Điều trị tắc mào tinh, ống dẫn tinh đòi hỏi phải sử dụng phẫu thuật vi phẫu và kỹ năng vi phẫu của phẫu thuật viên. Phẫu thuật tạo hình đường dẫn tinh cho phép tinh trùng xuất hiện trong tinh dịch, cũng như tạo cơ hội thụ thai tự nhiên khi mong muốn. Trong khi tiến hành phẫu thuật tạo hình, có thể tiến hành chọc hút tinh trùng, lưu trữ để tiến hành thụ thai nhân tạo bằng phương pháp bơm tinh trùng vào tương bào của noãn (in tra cytoplasm ic sperm injection – ICSI) trong tương lai cho những trường hợp phẫu thuật không kết quả. Phẫu thuật nối ống dẫn tinh có thể một hay 2 lớp, mào tinh có thể được nối với ống dẫn tinh bằng phương pháp tận-tận hay tận-bên, là những kỹ thuật hay được áp dụng.

Những trường hợp người vợ trên 35 tuổi, hoặc không có khả năng hay phẫu thuật không thành công, thì có thể tiến hành thủ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh để làm ICSI. Đối với các bệnh nhân này, kỹ thuật vi phẫu đủ cho chúng ta tiến hành thủ thuật lấy tinh trùng để lưu trữ.

Những trường hợp bệnh nhân bị tắc đường dẫn tinh, tiến hành đồng thời phẫu thuật tạo hình, chọc hút lưu trữ tinh trùng và ICSI, sẽ làm tăng cơ hội thụ thai cho các đôi vợ chồng này.

Dịch tễ học phẫu thuật nối ống dẫn tinh

Tắc đường dẫn tinh là nguyên nhân gây vô sinh nam có thể điều trị bằng phẫu thuật, bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 7% vô sinh nam (Dubin và Amelar, 1971 )[38]; Greenberg cs 1978 [50]. Tắc ống dẫn tinh có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của đường sinh dục, từ trong tinh hoàn qua mào tinh, đến ống phóng tinh. Bệnh có thể do dị dạng hoặc không có đoạn ống dẫn tinh bẩm sinh, hoặc mắc phải do hậu quả của nhiễm khuẩn, chít hẹp hay thắt ống dẫn tinh.

  1. Tật không ống dẫn tinh: rất ít gặp, chỉ chiếm 11-50% trường hợp tắc ống dẫn tinh bẩm sinh (Amerlar và Hotchkiss, 1963)[9],
  2. Tắc ống dẫn tinh do biến chứng của nhiễm khuẩn: lậu, tạp khuẩn..ký sinh trùng gây tắc ống dẫn tinh.
  3. Thắt ống dẫn tinh triệt sản (vasectomy):

Là nguyên nhân chính của tắc ống dẫn tinh. Thắt ống dẫn tinh triệt sản là biện pháp kiểm soát sinh sản bền vững, kỹ thuậtđơn giản, an toàn, chi phí thấp, hiệu quả tránh thai cao. Chính vì vậy mà được chấp nhận và thực hiện rộng rãi trên thế giới. Từ châu Âu, tới châu Á, châu Mỹ, châu Đại dương; từ các nước phát triển (Mỹ, Anh, Đức, Nhật …) đến các nước đang phát triển (Trung Quốc, Ấn Độ Thái Lan…). Số người thắt ống dẫn tinh triệt sản nam trên thế giới có gần 40 triệu người. Trong đó những vùng đang phát triển (châu Phi; châu Á, Mỹ La tinh, châu Đại Dương): 30 triệu, những vùng rất phát triển (Nhật, châu Âu, Bắc Mỹ, úc & New Zeland): 9,25 triệu.

Sau thắt ống dãn tinh triệt sản, một thực tế cần phải lưu ý quan tâm là nhũng đối tượng sau triệt sản có thể gặp rủi ro: con chết; vợ chết; ly hôn, tái kết hôn, rối loạn tâm lý, rối loạn cương dương, đau tại chỗ… hoặc muốn thay đổi phương pháp kiểm soát sinh sản khác [48],[74],[107]. Họ có nhu cầu mổ phục hồi lưu thông ống dãn tinh trên thế giới tỷ lệ những người xin mổ nối ống dẫn tinh sau triệt sản từ 1-6,5% [28], [45], [80] và đã được giải quyết thỏa đáng. Năm 1948 O’conor [102] là người đầu tiên công bố kết quả mổ nối phục hồi ống dẫn tinh sau triệt sản trên thế giới, tiếp theo đó các tác giả Belker[27] [30], [31]; Silber [143], LeeHy [75], [80] lần lượt công bố những thành công của phẫu thuật nối ống dẫn tinh. Trong đó thành công về giải phẫu được thể hiện khi có tinh trùng xuất hiện trong tinh dịch và sự thành công về sinh lý thể hiện khi vợ của đối tượng mang thai sau phẫu thuật phục hồi ống dẫn tinh.

Tại Việt Nam trong chương trình Dân Số-Kế hoạch hóa gia đình. Hiện thế giới có khoảng 40 triệu và Việt Nam có khoảng 120000 nam giới thắt ống dẫn tinh triệt sản, Nhu cầu mổ nối phục hồi ống dẫn tinh khoảng 1,13%. [Trần Quán Anh, Nguyễn Bửu Triều, Trần Thị Trung Chiến, Lê Văn Vệ)[l].[2], ], Lê Văn Vệ, Trần Quán Anh, Trần Thị Trung Chiến [93; 94].

  1. Tắc ống dẫn tinh sau chấn thương

Chấn thương vùng bẹn bìu, đáy chậu. Hoặc tai biến do thầy thuốc gây ra: sau chụp ống dẫn tinh.

Bài trướcCác phương pháp Điều trị vô sinh nam giới hiện nay
Bài tiếp theoGiải phẫu ngoại khoa- sinh lý đường dẫn tinh

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.