HOẶC TRUNG

彧中穴

K 26 Yù zhōng xué

 

HOẶC TRUNG
HOẶC TRUNG

Xuất xứ của huyệt Hoặc Trung:

<<Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Hoặc Trung:

– “Hoặc” có nghĩa là đẹp hay tuyệt vời
– “Trung” có nghĩa là trung tâm, chính giữa, ở đây nói về ngực.
Huyệt có tác dụng làm giảm sự ngột ngạt và sưng ngực, điều chỉnh lại sự lưu thông của khí, làm thế nào cho ngực được thoải mái thư thái. Dấu hiệu biểu hiện chủ yếu là ho, suyễn .Do đó mà có tên là Hoặc trung.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Hoặc trung, hoặc người không mệt mỏi, trong tàng chứa thủy hỏa, ở trên hướng tới Thiên trì, ở dưới thông với Đan điền, hoặc bên trên hoặc phía dưới đều thông với Nhâm mạch, nên được gọi là Hoặc trung”.

HOẶC TRUNG
HOẶC TRUNG

Tên Hán Việt khác của huyệt Hoặc Trung :

Hoặc trung, Quác trung, Vực trung.

Huyệt thứ:

26 Thuộc Thận kinh

Mô tả huyệt của huyệt Hoặc Trung:

1. Vị trí xưa:

Chỗ hõm dưới huyệt Du phủ 1,6 thốn, cách đường giữa ngực 2 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

HOẶC TRUNG
HOẶC TRUNG

2. VỊ trí nay:

Xác định huyệt Hoa cái đo ngang ra 2 thốn. Huyệt ổ trong khoảng gian sườn 3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt là cơ ngực to, các cơ gian sườn 1 dưới nữa là đỉnh phối – Thần kinh vận động cơ là dây ngực’ to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 1. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T10.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Hoặc Trung:

Tại chỗ, toàn thân:

Viêm khí quản, nôn mửa, đau thần kinh gian sườn.

HOẶC TRUNG
HOẶC TRUNG

Lâm sàng của huyệt Hoặc Trung:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Thạch môn trị ho xốc lên, nhiều nước bọt (Tư sinh). Phối Vân môn trị ho, suyễn, hồi hộp, ngồi không yên (Tư sinh).

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Xích trạch, Phế du, Đại chùy, Phong môn trị hen phế quản, viêm phổi.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
2. Cứu 5 lửa
2. Ôn cứu 5 – 20 phút
* Chú ỷ Dưới là phôi cấm châm sâu.

HOẶC TRUNG
HOẶC TRUNG

Tham khảo của huyệt Hoặc Trung:

1. «Thiên kim» ghi rằng: “Hoặc trung, Vân môn, chủ trị ho khí nghịch, ra nhiều nhớt dãi, hít thỏ khò khè hồi hộp, ngồi không yên”.
2. «Tư sinh» ghi rằng: “Hoặc trung, Thạch môn trị ho nghịch khí, nhớt dãi ra nhiều”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Hoặc trung chủ trị ho nghịch khí, suyễn thở không thể ăn được, đầy tức hông sườn, nước dãi khạc ra nhiều”.
Huyệt Hoặc trung, “Thiên kim” còn gọi là Hoặc trung, “Nhập môn” gọi là Vực trung

Bài trướcHOẠT NHỤC MÔN
Bài tiếp theoHÔ HẤP

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.