HUYỆT HỢP CỐC

合谷穴
LI 4 Hé gǔ xué

HUYỆT HỢP CỐC
HUYỆT HỢP CỐC

Xuất xứ của huyệt Hợp Cốc:

«Linh khu – Bản du».

Tên gọi của huyệt Hợp Cốc:

– “Hợp” có nghĩa là cùng đổ về một nơi.
– “Cốc” là hang hay núi có hõm vào, hoặc thung lũng, suối, hai bên núi ở giữa có một lối nước chảy cũng gọi là Cốc.
Vào thời xưa, những phần của cơ thể nơi mà các bắp thịt hội tụ lại một cách dư thừa được nhắc đến như là một “cốc”, trong khi những phần có ít bắp thịt thi được nói đến như là một “khe” (Khe, dòng nước trong núi không thông ra đầu). Trong ngữ cảnh này, “Cốc” lớn hơn và cạn hơn “Khê”. Ở đây “Hợp” có ý nói đến nói mà các bắp thịt hội tụ lại. Ngoài ra, khi ngón cái và ngón trỏ xòe tách ra, nó tương tự như một thung lũng sâu. Do đó mà có tên Hợp cốc (Thung lũng đang hội tu lại).

HUYỆT HỢP CỐC
HUYỆT HỢP CỐC

Tên Hán Việt khác của huyệt Hợp Cốc:

Hố khấu.

Huyệt thứ:

4 Thuộc Đại trường kinh.

Đặc biệt của huyệt Hợp Cốc:

“Nguyên huyệt” của Thủ Dương minh

Mô tả của huyệt Hợp Cốc:

HUYỆT HỢP CỐC
HUYỆT HỢP CỐC

1. lý trí xưa :

Giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái (Giáp ất), Chồ hõm giữa xương ngón tay cái và ngón trỏ (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. VỊ trí nay:

(a) . Ấn huyệt bằng cách dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe rộng ra; xong lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào chỗ da nổi ngón trỏ và cái (Hổ khấu) tay này. Đặt áp đầu ngón cái lên mu bàn tay giữa hai xương bàn tay 1 và 2, đầu ngón cái ở đâu thi chỗ đó là huyệt, châm vào hay điếm ấn vào có cảm giác ê tức nhất.
(b) . Giữa 2 xương bàn tay thứ 1 và thứ 2, ở mu bàn tay gần điểm giữa bên quay của xương ban tay thứ 2.

HUYỆT HỢP CỐC
HUYỆT HỢP CỐC

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hợp Cốc :

là cơ gian cốt mu tay, bờ trên cơ khép ngón tay cái, bò trong gân cơ duỗi dài ngón tay cái – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ và quay. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C6.

Hiệu năng của huyệt Hợp Cốc:

Phát biểu giải nhiệt, sơ tán phong tà, thanh tiết phế khí, thông giáng trường vị, trấn thống, thông lạc.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Hợp Cốc:

1. Tại chỗ :

Đau tê ngón tay, Đau tê bàn tay.

2. Theo kinh :

Đau thần kinh răng, viêm hạnh nhân, liệt thần kinh mặt, đau thần kinh cánh tay trước.

HUYỆT HỢP CỐC
HUYỆT HỢP CỐC

3. Toàn thân:

Giải nhiệt, cảm cúm, đau đầu, sốt cao, làm co bóp tử cung, phụ nữ tắt kinh.

Lâm sàng của huyệt Hợp Cốc:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Phục lưu trị ít ra mồ hôi (Đại thành). Phối Lệ đoài trị đau răng sợ gió (Đại thành). Phối Phục lưu, Trung cực trị không có mạch (Đại thành). Phối Dịch môn, Thương dương trị sốt rét ổn lạnh (Đại thành). Phối Khúc trì trị phong ngứa cả người (Tư sinh). Phối Tam-âm giao trị bệnh khí huyết do tỳ. Phối Nội đình trị hàn ngược, sưng mặt, sôi ruột (Thiên tinh bí quyết). Khi có thai phải châm tả, không được châm bổ, bổ làm trụy thai (Đại thành). Phối Khúc trì trị nhức đầu (Thiên kim thập nhất huyệt). Phối Thái xung trị nghẹt mũi, trỉ mũi, chảy nước mũi (Nhập môn). Thương hàn không có mồ hôi, bổ huyệt Hợp cốc, tả huyệt Phục lưu (Lan giang phú). Phối Thái xung trị đau nhức tay lên vai không chịu được. Phối Khúc trì trị hai tay không tự chủ. Phối Tình minh trị yếu mắt. Phối Hợp cốc, Quang minh trị ho do lạnh, trước bổ Hợp cốc, sau tả Tam-âm giao (Tịch hoằng). Phối Thiên phủ trị chảy máu cam (Bách chứng).

HUYỆT HỢP CỐC
HUYỆT HỢP CỐC

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Liệt khuyết, Ngoại quan trị đau đầu, cảm mạo. Phối Hạ quan, Giáp xa trị đau răng. Phối Phong trì trị cảm mạo. Phối Nội quan sử dụng trong châm tê để mỗ. Phối Tam-âm giao trị bế kinh, đẻ khó. Phối Thái xung gọi là “Tứ-quan huyệt” có công hiệu khai khiếu tĩnh thần, giảm đau. Phối Thái xung, Ngân giao trị nghẹt mũi, tỵ uyên. Phối Ế phong trị sưng tắc họng. Phối Túc Tam-lỷ trị ỉa chảy.

HUYỆT HỢP CỐC
HUYỆT HỢP CỐC

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0,5-1 thốn, có cảm giác căng tức tại chỗ, có khi tê như điện giật lan xuống ngón trỏ – Khi trị liệu ngón tay co quắp, hoặc bại liệt thi mũi kim hướng tới Lao cung hoặc Hậu khê, sâu 2 – 3 thốn, có cảm giác tê căng ở lòng bàn tay hay lan ra mấy mút ngón tay – Châm xiên trong trường họp trị bệnh ở đầu và mặt, châm dọc theo bờ xương ngón tay 1-1,5 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức có khi lan lên trên, có khi chạy tới khớp khuỷu hoặc vai.
2. Cứu 3 lửa
3. Ôn cứu 5 15 phút
* Chú ý Phụ nữ quen đẻ non cấm châm. Khi có thai cấm châm huyệt này với Tam-âm giao có thể làm hư thai.

HUYỆT HỢP CỐC
HUYỆT HỢP CỐC

Tham khảo của huyệt Hợp Cốc:

1.«Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Bại xuội, tay-cổ tay không cử động được, miệng ngậm không chặt, dùng huyệt Hợp cốc làm chủ”.
2 <<Giáp ất>> quyên thứ 12 ghi rằng: “Điếc, trong tai không thông, dùng huyệt Hợp cốc làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Đau răng lợi, dùng huyệt Hợp cốc làm chủ” lại ghi rằng: “Sưng tắc trong họng dùng huyệt Hợp cốc làm chủ”.
4. «Thiên kim» quyển thứ 6 ghi rằng: “Trị miệng cắn chặt, cứu huyệt Hổ khẩu, nam cứu bên trái nữ cứu bên phải”.
5. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Hợp cốc chủ về thương hàn khát nước nhiều, mạch phù ở biểu, phát sốt sợ lạnh, đau đầu, cứng cột sống, không ra mồ hôi, chứng nóng lạnh, chảy máu cam không cầm, nhiệt bệnh mồ hôi không ra, mắt mờ, vảy cá ở mắt, đau đầu, sưng lợi răng dưới, điếc, sưng tắc họng, phù mặt, miệng không khít, không nói được, cấm khẩu, liệt nửa người, phong mề đay, lở ngứa, nhức nửa hoặc cả đầu, đau cột sống thắt lưng xuyên tới bên trong, trẻ con sưng tuyến ở họng”.

HUYỆT HỢP CỐC
HUYỆT HỢP CỐC

6. <<Đại thành» quyển thứ 8 ghi rằng: “Mồ hôi ít, trước bổ huyệt Hợp cốc, sau đó tả huyệt Phục lưu. Mồ hôi nhiều, trước tả huyệt Hợp cốc sau dó bố huyệt Phục lưu”.
7. <<Lan giang phú» ghi rằng: “Không có mồ hôi bổ Hợp cốc, tả Phục lưu; mồ hôi nhiều bố Hợp cốc” (Vô hãn cánh tương Hợp cốc bố, Phục lưu huyệt tả hảo thi châm. Tục nhược hãn đa lưu bất tuyệt, Hợp cóc thâu bổ hiệu như thần).
8. «Thiên tinh bí quyết ca» ghi rằng: “Sốt rét dạng hàn mặt phù và sôi ruột, trước tiên châm Hợp cốc sau đó châm Nội đình” (Hàn ngược diện thũng cập trường minh, tiên thủ Hợp cốc hậu Nội đình).
9. «Tứ tổng huyệt ca» ghi rằng: “Bệnh ở mặt miệng châm Hợp cốc” (Diện khẩu Hợp cốc thâu).
10. «Bách chứng phú>> ghi rằng: “Thiên phủ, Hợp cốc trị chảy máu cam ở mũi” (Thiên phủ. Hợp cốc, tỷ trung nục huyệt nghi truy).

HUYỆT HỢP CỐC
HUYỆT HỢP CỐC

11 « Đồng nhân» ghi rằng: “Phụ nữ có thai không nên châm vào Hợp cốc, châm vào đó sẽ làm tổn thương thai khí”.
12 «Thần ứng kinh» ghi rằng: “Phụ nữ có thai không nên châm” (Dựng phụ bất nghi châm).
13. Huyệt Hợp cốc và Tam-âm giao đều không được dùng trong lúc phụ nữ có thai, trong “Châm cứu đại thành” đưa ra cụ thê rằng: “Huyệt Hợp cốc trong phụ nữ có thai có thể tả nhưng không được bổ, bổ vào có thể làm trụy thai (Hợp cốc, nhâm thần khả tả bắt khả bố, bổ tức trụy thai).
14. Huyệt này trong “Giáp ất” còn gọi là Hổ khẩu.
15. Hợp cốc là một trong những tên huyệt thường hay được dùng nhất, nó công hiệu rất tốt trong sơ phong giảm đau, thanh tiết được Dương-minh, điều lý được trường vị và thông lạc khai khiếu, phạm vi trị liệu tương đối rộng rãi. Ngoài việc chủ trị các loại bệnh ở ngũ quan đầu mặt và răng môi ra, “Châm cứu đại thành” còn đưa ra nó có công hiệu đặc biệt trong trị nhọt ở mặt “Đinh nhọt mọc ở trên mặt và khóe miệng, cứu Hợp cốc rất có hiệu quả” (Đinh sang sinh diện thượng dữ khau giác, cứu Hợp cốc thậm hiệu). Hợp cốc đối với bệnh ở trường vị cũng có hiệu quả tương đổi tốt, kết hợp giữa Hợp cốc và Túc Tam lý để trị trẻ con ỉa chảy có hiệu quả rất cao.

HUYỆT HỢP CỐC
HUYỆT HỢP CỐC

16. Theo “Châm cứu chân tủy” của Trạch Điển Kiện, huyệt “Hợp-cốc Trạch-Điển” là huyệt Hợp cốc lấy theo trường phái Trạch Điền Kiện (Nhật bản). Huyệt nằm ở giữa ngón cái và trỏ, ở giữa hai xương nơi chỗ hõm, ở trên động mạch, phía dưới huyệt Dương khê một tí .
17. «Phối huyệt khái luận giảng nghĩa»: Dùng huyệt Hợp cốc và Phục lưu phối hợp với nhau vừa có công dụng cầm mồ hôi, lại cùng vừa có công dụng ra mồ hôi, điều này sách vở đã nói rõ , không ai là không biết. Duy hỏi vì lý do gì mà cầm mồ hôi hay ra mồ hôi thì phần đông không mấy ai được rõ. Bỏi vì, bổ Phục lưu sổ dĩ cầm được mồ hôi là vì Phục lưu thuộc thận, có công năng ôn được phần dương trong thận để lam cho khí của Bàng-quang bốc lên trên và đạt khắp châu thân, làm cho phần “ngoại vệ” được vững chắc, tả Hợp cốc là để thanh nhiệt của khí phận, giải nhiệt được rồi thì mồ hôi tự cầm vậy. Bổ Hợp cốc là để làm cho tháo mồ hôi là vì Hợp cốc thuộc dương, tính khinh thanh, hay chạy ra biểu phận, bỏi thế nên mới phát biểu, đuổi tà độc cùng với mồ hôi mà ra ngoài, nếu tả thêm Phục lưu để làn cho vệ dương ở ngoài trở nên thưa hở thế là thành tác dụng “Khai bì mao” vậy. Trong trường hợp vì dương hư mà mồ hôi tự chảy hay là vì âm hư mà ra mồ hôi trộm, mặc dù là có khác với ngoại tà nhưng dùng Hợp cốc phối với Phục lưu cũng cứ có thể cầm được, bởi vì Phục lưu không phải chỉ làm ấm các phần dương trong thận mà cũng bổ được cái phần âm ở trong thận nữa. Nói rộng ra thì đối với hàn ẩm, suyễn hay là phù thũng trước hết phải tìm cho rõ lý do, kể đó nếu dùng Phục lưu để chấn dương hành thủy, dùng Hợp cóc để lợi khí, giáng nghịch, công hiệu thường biết trước. Xem đó ta thấy là sự biến hóa thật vô cùng, kẻ học giả hay suy nghiệm mà hiểu cho rộng ra.

HUYỆT HỢP CỐC
HUYỆT HỢP CỐC

18. «Phối huyệt khái luận giảng nghĩa>>: Dùng huyệt Hợp cốc và Tam lý phối hợp với nhau cả hai đều thuộc về Dương minh kinh, một huyệt ở tay, một huyệt ở chân cùng nhau tương ứng. Hợp Cốc là “Nguyên huyệt” của Đại-trường, có thể đi lên hoặc đi xuống, đồng thời lại có tính cách tuyên thông. Tam lý là “chân thổ” trong “thổ“, bổ ở đó ích được khí và giúp cho thanh khí đi lên, mà tả thì lại thông dương giáng trọc. Hai huyệt hợp dụng lại với nhau trị được cả bệnh ở trường lẫn vị. Nếu là thanh dương hạ hãm, vị khí hư nhược ăn ít ăn không ngon thì Tam lý bổ ứng với Hợp cốc để làm cho dương khí bị hạ hãm được thăng đề, khiến vị khí đầy đủ rồi ăn uống tự khắc sẽ được nhiều. Nếu thấp nhiệt ủng tắc, trọc trệ ở trung cung hoặc là đồ ăn đồ uống tích chứa làm cho bụng căng sình đầy, nôn mửa thì tả Túc Tam lý dẫn Hợp cốc đi xuống để tạo trọc giáng nghịch. Trung cung đã thông lợi tức là khí túc khắc sẽ điều hòa thư sướng vậy. Ngày xưa các bậc hiền triết mỗi khi điều lý trung cung đều lấy tuyên thông vì vị phủ mà lập pháp luật là có căn cứ vậy.
19. «Tổ giải phẫu bệnh viện Thành đô – Trung Quốc»: Sau khi châm huyệt Hợp cốc đắc khí dùng ngón tay ấn vào cạnh huyệt, hoặc dùng huyết áp kế bơm cho áp lực của giải cao su quấn quanh cô tay đến 120 mm Hg thì cảm giác đắc khí mất. Hoặc dùng nước muối sinh lý tiêm vao vùng huyệt khoảng 0,3 – 0,5 ml, cảm giác đắc khí dừng lại đó, từ 1 – 4 phút sau có cảm giác đắc khí lại hồi phục và tiếp tục lan truyền.
20. Tác dụng chủ trị của huyệt Hợp cốc có đặc điếm gì ? Huyệt Hợp cốc là một trong những Du huyệt tối thường dùng, phạm vi trị bệnh rộng rãi, nên nắm vững những điếm chính sau: (1). Thiện trị bệnh chứng ngũ quan đầu mặt: Đại trường kinh chạy từ tay đến đầu chạy lên tới vùng gáy mặt má, răng dưới, mặt mũi, gia phán bố lạc mạch và kinh cân ở trên, phạm vi liên hệ rất rộng rãi. Hợp cốc là nguyên huyệt của Đại trường kinh, vì thế đối với bệnh tật vùng đầu mặt ngũ quan đều có tác dụng trị bệnh liên hệ tới sự tuần hành của kinh ấy. Trong “Ngọc long ca” có ghi “các chứng bệnh ở đầu mặt, châm vào Hợp cốc rất có công hiệu” (Dầu diện túng hữu chư dạng chứng, nhất châm Hợp cốc hiệu thông thần). Trong “Tứ tổng huyệt ca” đem công dụng này của Hợp cốc khái quát thành câu “Diện khẩu Hợp cốc thâu ” , đó là yếu điểm chủ trị của huyệt Hợp cốc.

HUYỆT HỢP CỐC
HUYỆT HỢP CỐC

(2) . Có tác dụng giảm đau rõ ràng: Hợp cốc đã có thể trị đau đầu, đau răng, sưng đau họng-thanh quản, lại có thể trị thống kinh hoặc đau bụng. Hiện đại nghiên cứu rõ ràng châm vào Hợp cốc thông qua điều tiết thần kinh-thể dịch có thể đề cao ngưỡng đau; thực nghiệm chứng minh trên động vật điện châm Hợp cốc đối với đau do kích thích tủy răng có tác dụng ức chế, tác dụng trấn thống của nó mạnh hơn Túc Tam-lý. Trên lâm sàng đối với thủ thuật châm tê vùng đầu mặt cố gáy, huyệt Hợp cốc thường rất hay dùng.
(3) . Chủ trị bệnh chứng ngoại cảm: Hợp cốc tuy có tác dụng khư phong giải biểu, điều hòa vinh vệ, có khả năng phát hãn khi không có mồ hôi, lại có khả năng chỉ hàn khi mồ hôi ra nhiều, thường dùng để trị các chứng ngoại cảm phong hàn, hàn nhiệt, đau đầu, không có mồ hôi hoặc mồ hôi ra nhiều. Bỏi vì Đại trường và Phế có tương quan biểu lý, vì vậy dùng Họp cốc là nguyên huyệt của Đại trường đồng thời trị được bệnh của kinh này lại trị được chứng ngoại cảm của Phế kinh. Ngoài ra, với những người quen đẻ non nên chú ý dùng huyệt này chung với huyệt Tam âm giao.

 

 

Bài trướcHUYỆT HỔ KHẨU
Bài tiếp theoHUYỆT HỢP DƯƠNG

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.