HUYỆT NGOẠI KHÂU
外丘穴
G 36 Wài qiū xué (Oáe Tsiou).

HUYỆT NGOẠI KHÂU
HUYỆT NGOẠI KHÂU

Xuất xứ của huyệt Ngoại Khâu:

«Giáp ất»

Tên gọi của huyệt Ngoại Khâu:

– “Ngoại” có nghĩa là bên ngoài, mặt ngoài của chân.
– “Khâu” có nghĩa là cái gò, mô đất. Ở đây nói đến chỗ u lồi nhô lên của xương.
Huyệt ở trên mặt bên của chân và khi người ta đi thì cơ quanh huyệt đó tạo thành một chỗ lồi lên. Do đó mà có tên gọi là Ngoại khâu.

Theo “Kinh huyệt hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở trên mắt cá ngoài 7 thốn, nơi đó cơ bắp gò lên như một cái mô đất, nên được gọi là Ngoại khâu’ .

Tên đọc khác của huyệt Ngoại Khâu:

Ngoại khưu.

HUYỆT NGOẠI KHÂU
HUYỆT NGOẠI KHÂU

Huyệt thứ :

36 Thuộc Đởm kinh.

Đặc biệt của huyệt Ngoại Khâu:

Khích huyệt của Túc Thiếu-dương.

Mô tả của huyệt Ngoại Khâu:

1 Vị trí xưa :

Trên mắt cá ngoài chân 7 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

HUYỆT NGOẠI KHÂU
HUYỆT NGOẠI KHÂU

2. Vị trí nay :

Trên mắt cá ngoài chân 7 thốn, huyệt ở bờ trước xương mác.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Ngoại Khâu :

là khe giữa các cơ mác bên dài và cơ dép, xương mác. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ da và thần kinh chảy sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L5.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Ngoại Khâu:

HUYỆT NGOẠI KHÂU
HUYỆT NGOẠI KHÂU

1. Tại chỗ :

Đau cẳng chân.

2. Theo kinh :

Tức ngực, đau túi mật.

3. Toàn thân:

Đau đầu, viêm gan, liệt hạ chi

HUYỆT NGOẠI KHÂU
HUYỆT NGOẠI KHÂU

Lâm sàng của huyệt Ngoại Khâu:

Kinh nghiệm hiện nay Phối Bộc tham, Thương khâu trị viêm khớp chân. Phối Phong trì, Hậu khê trị đau cứng cổ gáy. Phối Thái xung, Can du, Chi cấu trị đau nhức đầy trướng vùng ngực sườn.

Phương pháp châm cứu:

Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn.

HUYỆT NGOẠI KHÂU
HUYỆT NGOẠI KHÂU

Tham khảo của huyệt Ngoại Khâu:

1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đầy tức hông sườn ngực, đau đầu lạnh trong gáy, dùng Ngoại khâu làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thú 10 ghi rằng: “Bệnh ngoài da, chân liệt mềm rũ không đi được, dùng Ngoại khâu làm chủ”.
3. «Trùng đính đồng nhân du huyệt châm cứu đồ kinh» ghi rằng: “Hai huyệt Ngoại khâu ở trên mắt cá chân ngoài 7 thốn, nơi Thiếu-dương sinh ra chủ trị đau da, liệt mềm ở chân, đầy tức sườn ngực, cổ gáy đau, sợ gió lạnh, động kinh, tâm thần phân liệt, châm vào 3 phân, có thê cứu 3 lửa, nay phụ thêm bị chó dại cắn, độc không ra hết, phát sốt sợ lạnh, cứu nhanh 3 lửa, lại có thể cứu nơi chỗ bị cắn thì đỏ”.
4. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Ngoại khâu thu ở Đại-trường” (Ngoại khâu thâu hồ Đại trường).
5. Ngoại khâu là Khích huyệt của Đởm kinh, đối với đau nhức cấp tính ở Đỏm kinh thuộc chi dưới có hiệu quả tương đối tốt.
Vị trí huyệt Ngoại khâu có hai thuyết, một là ở trên mắt cá ngoài 7 thốn, nơi bờ trước xương mác; hai là nơi bô sau xương mác. Căn củ vào định nghĩa Khích huyệt có thể ưị bệnh cấp tính làm bằng cớ, qua thực tiên lâm sàng chứng minh được huyệt ỏ bờ trước xương mác có hiệu quả hơn khi xác định nằm ở bờ sau.

HUYỆT NGOẠI KHÂU
HUYỆT NGOẠI KHÂU
Bài trướcNGOẠI ĐỊNH SUYỄN
Bài tiếp theoNGOẠI KHỎA THƯỢNG

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.