HUYỆT NGỌC CHẨM 
玉枕穴
B 9 Yù zhěn xué (Iu Tchenn, lou Tcham).

HUYỆT NGỌC CHẨM
HUYỆT NGỌC CHẨM

Xuất xứ của huyệt Ngọc Chẩm :

«Giáp ất»

Tên gọi của huyệt Ngọc Chẩm:

– “Ngọc” nguyên gốc có nghĩa là đá qúy nhưng ở đây nói đến Phế .
– “Chẩm” có nghĩa là gối, ở đây nói đến xương chẩm phía sau đầu.
Huyệt nằm phía sau chẩm ót, nơi quan trọng chủ yếu dùng để chữa nghẹt mũi, mũi là cửa sổ của phế. Do đó mà có tên là Ngọc chẩm (Gối ngọc).
Theo “Hội nguyên” giải thích rằng: “Ngọc chẩm có nghĩa là qúy trọng, đáng giá. Chẩm là xương chẩm phải được giữ gìn hơn là cầm nắm ngọc, nên gọi là Ngọc chẩm”.

HUYỆT NGỌC CHẨM
HUYỆT NGỌC CHẨM

Huyệt thứ :

9 Thuộc Bàng-quang kinh

Mô tả của huyệt Ngọc Chẩm:

1. VỊ trí xưa :

Sau huyệt Lạc khước 1,5 thốn huyệt Não hộ đo ra 1,5 thốn.

2. VỊ trí nay:

Lấy ngang với ụ chẩm, đo ra 1,5 thốn (có sách lấy từ Não hộ ra 1,3 thốn, dưới Lạc khước 4 thốn).

HUYỆT NGỌC CHẨM
HUYỆT NGỌC CHẨM

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Ngọc Chẩm:

là cơ chẩm, chỗ bám của cơ thang vào đường cong chấm trên của xương chẩm – Thần kinh vận động cơ la dây thằn kinh chẩm lớn, nhánh của dây thần kinh so não số XI, nhánh của đám rối cổ. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C3.

HUYỆT NGỌC CHẨM
HUYỆT NGỌC CHẨM

Tác dụng trị bệnh của huyệt Ngọc Chẩm:

1. Tại chỗ :

Đau đầu.

2. Toàn thân:

Chóng mặt, cận thị, nghẹt mũi, đau mắt.

HUYỆT NGỌC CHẨM
HUYỆT NGỌC CHẨM

Lâm sàng của huyệt Ngọc Chẩm:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Hoàn cốt trị đau cổ (Tư sinh).

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Phong trì, Bách hội, Hợp cốc trị đau đầu. Phối Phong trì, Thái dương, Thái xung trị đau mắt đỏ sưng đau.

HUYỆT NGỌC CHẨM
HUYỆT NGỌC CHẨM

Phương pháp châm cứu

1. Châm Xiên, sâu 0,3 – 0,5 thốn, có cảm giác căng tức tại chỗ, có khi lan ra chung quanh.
2. Cứu 3 lửa, không được cứu bỏng
3. Ôn cứu 5-15 phút.
* Chú ý Khi ngộ châm dễ sinh ra lở chảy nước vàng (hoàng thủy sang), nên châm huyệt Thiên trì, Ủy trung để giải cứu. Khi châm vào cần vê kim qua phải, đồng thời đề tháp lên xuống chừng 5 phút rồi rút kim.

HUYỆT NGỌC CHẨM
HUYỆT NGỌC CHẨM

Tham khảo của huyệt Ngọc Chẩm:

1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Đau đầu gáy, sợ gió, mổ hôi không ra, lạnh tay chân, sợ lạnh, nôn mửa, đau trong tròng mắt, đầu nặng đau gáy, chọn huyệt Ngọc chẩm làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Sốt lạnh đau xương, chọn huyệt Ngọc chẩm làm chủ”.

3.«Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Xoang đầu đau mắt, lạnh nửa đầu, chọn huyệt Ngọc chẩm làm chủ”.

HUYỆT NGỌC CHẨM
HUYỆT NGỌC CHẨM

4. «Thiên kim» ghi rằng: “Ngọc chẩm, Đại trử, Can du, Tâm du, Cách du, Đào đạo, chủ trị mồ hôi không ra, lạnh tay chân, sợ lạnh”.
5. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Ngọc chẩm trị về mắt đau như muốn lòi ra ngoái, mắt kém, mộng thịt, đầu phong nhức không chịu nổi, nghẹt mũi, không nghe”.
ở “Tô vân – Khí huyệt luận thiên” ghi rằng: “Hai huyệt ở xương chẩm (Chẩm cốt nhị huyệt), chứng tỏ sách chưa nói tới tên huyệt Ngọc chẩm, vị trí cũng chưa được mô tả rõ ràng. Sách “Giáp ất” ghi rằng: “Sau huyệt Lạc khước 7 phân, hai bên huyệt Não hộ 1 thốn 3 phân, bắt đầu ở nơi thịt lồi của xương chẩm vào chân tóc 3 thốn”, rồi sách “Thiên kim” ghi rằng: “Huyệt Ngọc chẩm ở phía sau huyệt Lạc khước 7,5 phân, ở huyệt Não hộ đo ra mỗi bên 1 thốn 3 phân trên chỗ thịt nổi lên của xương châm, vào chân tóc 3 thốn”, mỗi sách ghi một khác. Ve sau, “Đồng nhân” ghi rằng: “Huyệt Ngọc châm ở sau huyệt Lạc khước 1 thốn 5 phân, ở huyệt Não hộ đo ra mỗi bên 1 thốn 3 phân, nơi chỗ thịt cao của xương châm, chân tóc đo lên 3 thốn. Các sách sau này như “Tư sinh”, “Phát huy”, “Đại thành”, “Đồ dực” đều căn cứ theo “Đồng nhân” mà ghi lại.

HUYỆT NGỌC CHẨM
HUYỆT NGỌC CHẨM
Bài trướcNGOẠI TỨ MÃN
Bài tiếp theoHUYỆT NGỌC ĐIỀN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.