HUYỆT THỦY PHÂN 

水分穴
cv 9 Shuǐfèn xué (Choé Fenn).

HUYỆT THỦY PHÂN 
HUYỆT THỦY PHÂN

Xuất xứ của huyệt Thủy phân:

«Giáp ất».

HUYỆT THỦY PHÂN 
HUYỆT THỦY PHÂN

Tên gọi của huyệt Thủy phân:

– “Thủy” có nghĩa là nước.
– “Phân” có nghĩa là tách ra, chia ra.
Nói đến chức năng của Tiêu-trường trong chức năng tách chất lỏng trong ra khỏi chất lỏng đục. Nước được phân chia thải đổ vào Bàng-quang để trở thành nước tiểu và chất thải đi vào Đại-trường để trỏ thành phân. Huyệt này nằm trên rốn 1 thốn, nó có tác dụng đẩy mạnh sự trao đổi nước. Do đó mà có tên là Thủy phân.
Theo “Khái thuật du huyệt đích mệnh danh” ghi rằng: “Thủy phân, bỏi huyệt này là nơi phân nước chia ra thành thanh và trọc của Tiêu-trường nên gọi là Thủy phân”.

HUYỆT THỦY PHÂN 
HUYỆT THỦY PHÂN

Tên Hán Việt khác của huyệt Thủy phân:

Phân thủy, Trung thủ.

Huyệt thứ:

9 Thuộc Nhâm mạch.

HUYỆT THỦY PHÂN 
HUYỆT THỦY PHÂN

Mô tả của huyệt Thủy phân:

1. VỊ trí xưa:

Phía dưới huyệt Hạ quản 1 thốn, trên rốn 1 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Dại thành).

2. VỊ trí nay:

Đường chính giữa bụng, trên rốn 1 thốn. Khi điểm huyệt phải nằm ngửa.

HUYỆT THỦY PHÂN 
HUYỆT THỦY PHÂN

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thủy phân:

là đường trắng, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là tụy tạng, tá tràng, tử cung (có thai 8 – 9 tháng). Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn T10.

Hiệu năng của huyệt Thủy phân:

Vận tỳ thổ, lợi thủy thấp.

HUYỆT THỦY PHÂN 
HUYỆT THỦY PHÂN

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thủy phân:

Tại chỗ, toàn thân:

cổ trướng, nôn mửa, ỉa chảy, viêm thận.

Lâm sàng của huyệt Thủy phân:

HUYỆT THỦY PHÂN 
HUYỆT THỦY PHÂN

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Tam-âm giao, Túc Tam-lý trị cổ trướng (Ngọc long). Phối Trung phong, Khúc tuyền trị đau quanh rốn (Đại thành).

HUYỆT THỦY PHÂN 
HUYỆT THỦY PHÂN

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Thủy đạo trị phù thũng. Phối Quan nguyên, Trung cực trị tiểu không thông. Phối Âm Lăng-tuyền, Túc Tam-lý trị ruột sôi ỉa chảy. Phối Thần khuyết, Khí hải trị đau quanh rốn. Phối Thạch môn trị đau thắt, go bụng dưới.

HUYỆT THỦY PHÂN 
HUYỆT THỦY PHÂN

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn.
2. Cứu 5 lửa.
3. Ôn cứu 10-20 phút.
* Chú ý
1. Trong bệnh phù thũng và cô trướng phải cứu lâu, không châm.
2. Nếu ngộ lỡ châm làm bệnh nhân phù thũng, nên châm 2 huyệt Thiên khu và Hoang du để giải cứu, có thê’ dùng Huyết kiệt tán bột dán vào đó, nếu không có Huyết kiệt thì dùng Hòe hoa sậy khô tán bột dán lên cũng được.

HUYỆT THỦY PHÂN 
HUYỆT THỦY PHÂN

Tham khảo của huyệt Thủy phân:

1. «Giáp ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Co giật, co rút cột sống, đau co thắt trong bụng, dùng Thủy phân làm chủ”.
2. «Thiên kim» ghi rằng: “Trị ăn vào nôn ra, cứu 20 lửa, trị bụng trướng đau thắt quanh rốn, cứng, không thể ăn cứu 100 lửa”.

HUYỆT THỦY PHÂN 
HUYỆT THỦY PHÂN

3. «Thái ất ca» ghi rằng: “Bụng trướng ỉa chảy, kết hợp với Tam lý, Âm cốc, đê lợi thủy tiêu sưng” (Phúc trướng tả thủ, kiêm Tam lý, Âm cốc lợi thủy tiêu thũng).
4. «Tịch hoàng phú» ghi rằng: “Kết hợp với Khí hải trị phù thũng” (Kiêm Khí hải trị thúy thũng).

HUYỆT THỦY PHÂN 
HUYỆT THỦY PHÂN

5. «Linh quangphú» ghi rằng: “Phù thũng cứu Thủy phân thì yên” (Thủy thũng, Thủy phân cứu tức an).
6. «Đại thành» ghi rằng: “Đau quanh rốn, dùng Thủy phân, Thần khuyết, Khí hải” (Triền tề thông, Thúy phân, Thần khuyêt, Khí hải).
7. «Ngoại đài» ghi rằng: “Thận trọng, có thai không cứu”.

HUYỆT THỦY PHÂN 
HUYỆT THỦY PHÂN
Bài trướcHUYỆT THỦY ĐỘT
Bài tiếp theoHUYỆT THỦY PHÂN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.