HUYỆT ỐC Ế
屋翳穴
S 15 Wū yì xué (Ou I)
Xuất xứ của huyệt Ốc Ế:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Ốc Ế:
– “Ốc” có nghĩa là nhà.
– “Ế” có nghĩa là cái quạt được làm bằng lông gà.
Huyệt nằm trên vùng giữa phổi nơi mà khí đến vùng sâu hơn sau khi qua Khí hộ, Khố phòng và được so sánh với nơi nhà ở (cư trú) của khí. Huyệt lại nằm mỗi bên ngực, nó được so sánh với một cái quạt mà các nan quạt là các xương sườn. Cho nên gọi là Ôc ế (Quạt nhà).
Huyệt thứ:
15. Thuộc Vị kinh.
Mô tả của huyệt Ốc Ế:
1. VỊ trí xưa :
Dưới huyệt Khố phòng 1,6 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đai thành).
2. VỊ trí nay :
Xác định huyệt Tử cung đo ra 4 thốn. Huyệt ở bờ trên xương sườn 3 và đường thẳng đứng qua núm vú, cách Nhâm mạch 4 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Ốc Ế :
là cơ ngực to, bà trên cơ ngực bé, các cơ gian sườn 2, bờ trên xương sườn 3. Dưới nữa là phổi- Thần kinh vận động cơ là nhánh cơ ngực to, nhánh cơ ngực bé của đám rói thần kinh nách. Dây thần kinh gian sườn 2. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T2.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Ốc Ế:
Viêm tuyến vú, suyễn, viêm khí quản, đau nhức thần kinh liên sườn.
Lâm sàng của huyệt Ốc Ế:
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Đại chùy, Phế du, Chiên trung, Xích trạch trị ho suyễn. Phối Tam- dương lạc thấu Khích môn trị đau ngực, đau hông sườn. Phối Chiên trung, Nội quan trị hồi hộp tim đập nhanh.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 10 phút.
* Chú ý Không châm quá sâu, có thể đụng phổi.
Tham khảo của huyệt Ốc Ế:
1. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Mình phù khó mặc áo quần, lở, mất cảm giác dùng Ốc Ế làm chủ”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Ốc ế chủ trị về ho ngược lên, ho khạc ra nhiều bọt dãi lẫn huyết, máu mũi, đàm dãi, phù người đau ngoài da khó mặc áo, lỏ, co giật, mất cảm giác”.
3. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Chí âm, Ốc ế trị đau mà ngứa” (Chí âm, Ôc ế, liệu dạng tật chi thống đa).