HUYỆT PHÁCH HỘ
魄户穴
B 42 Pò hù xué (Pro Ron, Pac Fou)
Xuất xứ của huyệt Phách Hộ:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Phách Hộ:
– “Phách” có nghĩa là vía, hễ vật gì tinh khí hết kiệt, chỉ còn hình chất lại đều gọi là phách. Tinh thần tiêu diệt còn lại hình chất gọi là Phách.
– “Hộ” có nghĩa là cửa ngõ cửa một cánh gọi là Hộ (Cửa hai cánh gọi là môn), ở đây có nghĩa là ẩn trú.
Huyệt ở ngang vói Phế du. “Phê tàng phách”. Nó biểu hiện dấu hiệu bệnh tật thuộc Phế khí, có tác dụng làm ngưng ho, giảm hen suyễn, do đó mà có tên gọi Phách hộ.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: ” Phế là tạng bám vào ở đốt thứ 3 của xương sống, huyệt ở dưới đốt thứ 3 đo ra mỗi bên 3 thốn, tương ứng với Phế khí là cửa ngõ ra vào của Phế khí. Phế là gốc của khí, nơi của phách, Phế tàng phách, cho nên gọi là Phách hộ “.
Huyệt thứ:
42 Thuộc Bàng-quang kinh.
Mô tả của huyệt Phách Hộ:
1. VỊ trí xưa :
Hai bên xương sống, dưới đốt sống lưng 3 đo ra 3 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. VỊ trí nay :
Khi điểm huyệt cần ngồi khom lưng. Huyệt là giao điểm của đường thẳng đứng ngoài Đốc mạch 3 thốn và là đường ngang qua dưới đốt sống lưng 3. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T3.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Phách Hộ:
là cơ thang, cơ trám, cơ răng bé sau trên, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 3. Dưới nữa là phổi – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não so XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rói cô tay, các nhánh của dây thần kinh gian sườn 3.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Phách Hộ:
Tại chỗ, Toàn thân :
Viêm khí quản, suyễn, lao phối, viêm màng ngực.
Lâm sàng của huyệt Phách Hộ:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Cao hoang trị lao phổi (Bách chứng).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Phê du, Chiên trung thị ho, suyễn.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
2. Cứu ‘ 3-7 lửa.
3. Ôn cứu 10 – 20 phút.
* Chú ỷ Dưới là phổi không nên châm sâu quá.
Tham khảo của huyệt Phách Hộ:
1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Khoảng giữa vai bả vai đau gấp, lạnh sợ lạnh chọn huyệt Phách hộ làm chủ”. Sách lại ghi tiếp: ” Vai gáy đau lan xuống cổ, dùng Phách hộ làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyên thứ 9 ghi rằng: “Ho xốc, dùng huyệt Phách hộ, Khí xá, Y hy làm chủ”.
3. «Giáp ất>> quyển thứ 11 ghi rằng: “Nôn mửa đầy tức tâm phiền, dùng Phách hộ làm chủ”.
4. «Tư sinh» ghi rằng: “Phách hộ, Khí xá, Y hy, Kỳ môn, tay phải co vào trong cánh tay, chủ trị ho xốc. Phách hộ, Trung phủ chủ trị phế hàn nhiệt thỏ hít khó không nằm được, ho, nôn ra bào bọt, suyễn”.
5. «Bách chứng» ghi rằng: “Lao sái truyền thi, xu Phách hộ, Cao hoang chi lộ” có nghĩa là đã mắc chứng phế lao, tức phải dùng đến hai huyệt này.
6. «Tiêu u phú» ghi rằng: “The nhiệt lao sấu nhi lả Phách hộ” có nghĩa là phế lao mà mình nóng thì phải tả huyệt Phách hộ. Hộ ở đây có nghĩa là cái cửa đê tà khí tiết ra”.
7. «Càn khôn sanh ý» ghi rằng: “Cao hoang, Đào đạo, Thân trụ, Phế du vi trị hư tổn ngũ lao, thất thương khẩn yếu chi huyệt”. Trường họp phế yếu tả huyệt Phách hộ nhưng phải bô’ thêm Phế du, Cao hoang, đồng thời tả Đào đạo, Thân trụ.
8 «Nội kinh» ghi rằng: “Can tàng hổn, Phê’ tang phách” có nghĩa là huyệt Phách hộ có liên hệ tói Phe.
9. Quan hệ tới vị trí huyệt này, “Dồ dực”, “Kim giám”, đều ghi rằng: “Chính giữa cột sống thắt lúng đo ngang ra mỗi bên 3 thốn rưỡi”.