ĐỞM DU

胆俞穴
B 19 Dǎn yú xué (Tann chou)

ĐỞM DU
ĐỞM DU

Xuất xứ của huyệt Đởm Du:

«Mạch kinh»

Tên gọi của huyệt Đởm Du:

– “Đởm” theo giải phẫu có nghĩa là mật.
– “Du” có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào.
Huyệt này bên trong tương ứng với Đởm, là nơi đởm khí rót về. Nó biểu hiện dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn của đởm cho nên gọi là Đởm du (huyệt mật).

ĐỞM DU
ĐỞM DU

Huyệt thứ:

19 Thuộc Bàng-quang kinh

Đặc biệt của huyệt Đởm Du :

“Bối du” huyệt của Đởm

Mô tả huyệt của huyệt Đởm Du:

ĐỞM DU
ĐỞM DU

1. VỊ trí xưa :

Hai bên xương sống, dưới đốt sống lưng 10 đo ngang ra 1,5 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy).

2. Vị trí nay :

Khi điểm huyệt ngồi khom lưng hay nằm sấp, dưới đốt xương sống thứ 10 đo ra 1,5 thốn. Huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua mõm gai đốt sống lưng 10 và đường thẳng đứng ngoài Đốc mạch 1,5 thốn.

ĐỞM DU
ĐỞM DU

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Đởm Du :

là cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang vai, cơ ngang sườn. Dưới nữa bên trái là phối, bên phải là gan – Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây gian sưòn 10 và nhánh của dây sống lưng 10. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T9 hoặc T10.

Hiệu năng của huyệt Đởm Du:

Thanh đởm hỏa, thanh tiết tà nhiệt ở can đởm, khử thấp nhiệt, hoa Vị lý khí, thư ngực.

ĐỞM DU
ĐỞM DU

Tác dụng trị bệnh của huyệt Đởm Du:

1. Tại chỗ:

Đau lưng, đau bờ sườn

2. Theo kinh:

Đắng miệng, viêm gan cấp mãn tính, viêm túi mật.

3. Toàn thân :

Viêm hạch lâm ba ở ổ nách, nhức đầu, vàng da, viêm dạ dày, nôn mửa.

ĐỞM DU
ĐỞM DU

Lâm sàng của huyệt Đởm Du:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Chương môn trị đau sườn không nằm được (Tư sinh).

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Túc Tam-lý, Côn lôn, A thị huyệt trị hít-tê-ri. Phối Dương cương trị vàng mắt. Phối Cách du trị nghẹn, nấc cụt. Phối Chí dương, Túc Tam-lý, Thái xung trị viêm gan truyền nhiễm cấp. Phối Đởm-nang huyệt trị viêm túi mật. Phối Dương Lăng-tuyền, Nội quan trị giun chui ống mật, căng trướng ở sườn ngực. Phối Can du, Túc Tam-lý, Tam-âm giao, Thái Xung trị vàng da.

ĐỞM DU
ĐỞM DU

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thắng, hơi xiên xuống phía cột sống, sâu 0,5 – 1 thốn; tại chỗ có cảm giác càng tức có khi lan ra giữa sườn – Xiên hướng theo bờ cơ sâu 1 – 2 thốn. Tại chỗ có cảm giác càng tức.
2. Cứu 3 – 5 lửa
3. Ôn cứu 5 10 phút

Tham khảo của huyệt Đởm Du:

1. «Tố vấn – Thích cấm luận thiên» ghi rằng: “Châm trúng mật sau một ngày rưỡi thì chết”.
2. «Tố vấn – Kỳ bệnh luận thiên» ghi rằng: “Bệnh nhân tất thường có việc mưu dự không quyết đoán vì đởm hư, khí tràn lên làm cho đắng miệng, nên trị ở Đởm mạc, du”.
3. <<Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Đởm du chủ về đau đầu, mồ hôi không ra, dưới nách sưng căng, miệng đắng lưỡi khô, họng đau khô nôn mửa, nóng bức rứt âm ỉ trong xương, ăn không xuống, mắt vàng”.

ĐỞM DU
ĐỞM DU

4. Sách “Nạn kinh” ghi rằng, Đổm du là “Bôi du” huyệt của đỏm.
5. Quan hệ về vị trí của huyệt Đỏm du, theo “Dồ dực” ghi rằng: “Từ chính giữa cột sống đo ra mỗi bên 2 thốn”.
6. Có sách ghi huyệt Tứ hoa là 2 huyệt Đỏm du và 2 huyệt Cách du.
7. Theo Katsusuke serizawa (Nhật bản), cứu Đổm du và Cách du ổ ngưòi bình thường thì gây tăng nhịp thỏ, đôi khi không tăng hoặc ngược lại, làm giảm nhịp thỏ.
8. Có tác giả hiện đại lấy huyệt từ trên mỏm gai cột sống lưng 10, đo ra mỗi bên 1,5 thốn.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.