HUYỆT CHÍ DƯƠNG
至陽穴
GV 9 Zhì yáng xué (Tche Yang)
Xuất xứ của huyệt Chí Dương:
<<Giáp ất».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Chí Dương:
– “Chí” có nghĩa là đến hay đạt đến.
– “Dương” có nghĩa nói đến lưng, lưng là mặt dương của cơ thể.
Lưng trên là phần dương của mặt dương ở lưng. Kinh đến phần dương của mặt dương ở huyệt này. Do đó có tên là Chí dương.
Theo “Thái ngải thiên” ghi rằng: “Phía trên cách mô là chỗ phân chia của chí dương”
Tên Hán Việt khác Phê dế
Huyệt thứ 9 Thuộc Đốc mạch
Mô tả huyệt của huyệt Chí Dương:
1. Vị trí xưa:
Dưới đốt sống lưng thứ 7 (Giáp ất, Đổng nhân, Phát huy, Đại thành)
2. Vị trí nay:
Ngồi ngay, hơi cúi đầu phía trước, ấn tại dưới đốt xương sống thứ 7 là huyệt. Hoặc là điểm gặp nhau của đường nối hai đầu mỏm xương bả vai và đường dọc xương sống.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Chí Dương:
là gân cơ thang, cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ gai dài của lưng, cơ ngang-gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng. Dưới nữa là ống sống – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rói cô sâu và các nhánh của dây thần kinh sống. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh T7.
Hiệu năng của huyệt của huyệt Chí Dương :
Lý khí cơ, hóa thấp nhiệt, thư hung cách.
Tác đụng trị bệnh của huyệt Chí Dương:
1. Tại chỗ:
Đau thần kinh liên sườn, đau lưng
2. Toàn thân:
Viêm gan, viêm túi mật, viêm màng ngực, vàng da, sôi bụng, không muốn ăn, ho suyễn, tức ngực.
Lâm sàng của huyệt Chí Dương:
Kinh nghiệm hiện nay Phối Can du, Tỳ du, Túc Tam-lý, Dương Lăng- tuỵền trị viêm gan do truyền nhiễm. Phối Nội quan trị nhịp tim không đều. Chí dương châm tới Đởm du trị giun chui ống mật. Phối Dương Lăng-tuyền, Chi cấu trị ngưu bì tiễn. Phối Nội quan, Túc Tam-lý, Trung quản trị bệnh thuộc dạ dày. Phối Thiên đột, Thái uyên trị ho suyễn. Phôi Trung chứ, Ủy trung trị đau lưng–thắt lưng. Phối Dương Lăng-tuyền, Nhật nguyệt trị đau hông sườn.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, sâu 0,7 – 1 thốn, có cảm giác căng tức ở dưới vai hoặc lan ra trước ngực.
2. Cứu 3 – 5 lửa
3. Ôn cứu 5-15 phút
Tham khảo của huyệt Chí Dương:
1. «TỐ vấn – Thích nhiệt luận thiên» ghi rằng: “Dưới cột sống xương thứ 7 chủ trị về thận nhiệt”
2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Sốt lạnh, lười biếng, nứt lở cẳng chân đau nhức, tứ chi nặng đau, thiếu khí khó nói, dùng Chí dương làm chủ”.
3. Huyệt Chí dương, theo “Y học cương mục” còn gọi là Phế để.