HUYỆT HỘI TÔNG
會宗穴
TE 7 Huì zōng xué
Xuất xứ của huyệt Hội tông:
«Giáp ất»
Tên gọi của huyệt Hội tông:
– “Hội” có nghĩa là gặp nhau hay nói lại với nhau.
– “Tông” có nghĩa là giòng phái, hội tụ lại, cùng đổ về.
Khí của Tam tiêu kinh chảy từ Chi cấu cùng đổ về hội tụ lại ở huyệt này trước khi chảy đến huyệt kế tiếp là Tam dương lạc. Do đó mà có tên là Hội tông.
Theo “Du huyệt mệnh danh hội giải” ghi rằng: “Hội tông, tụ họp lại gọi là Hội, huyệt ở xiên phía ngoài giữa Chi cấu và Tam-dương lạc. Kinh khí Tam tiêu từ Chi cấu hội tụ ỏ huyệt này, sau đó mới có thể chuyển vào Tam-dương lạc nên gọi là Hội tông”.
Huyệt thứ :
7 Thuộc Tam tiêu kinh.
Đặc biệt của huyệt Hội tông:
Khích huyệt của Thủ Thiếu dương
Mô tả huyệt của huyệt Hội tông:
1. VỊ trí xưa :
Sau cổ tay 3 thốn giáp giữa khe hổng (Giáp ất), cách chồ hõm ỉ thốn (Đổng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Trên huyệt Dương trì 3 thồn, cách huyệt Ngoại quan 1 ngón tay về phía ngón tay út. Huyệt ở sát bờ ngoài xương trụ, mặt sau cẳng tay.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hội tông :
là khe giữa cơ trụ sau và cơ duỗi riêng ngón tay trỏ, bờ ngoài xương trụ – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phoi bỏi tiết đoạn thần kinh C7.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Hội tông:
1. Theo kinh :
Đau cánh tay, ù tai, lãng tai.
2. Toàn thân:
Động kinh.
Lâm sàng của huyệt Hội tông:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Ê phong trị điếc tai (Giáp ất). Phối Ngoại quan trị ù tai không nghe được (Tư sinh).
2.. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Nhĩ môn, Trung chử, Ế phong trị điếc. Phối Bách hội, Đại chùy trị trẻ con động kinh, tâm thần phân liệt.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 0,3 – 0,5 thốn.