HUYỆT KINH CỪ 

經渠穴
L 8 Jīng qú xué (Tsỉng Tsiu)

HUYỆT KINH CỪ 
HUYỆT KINH CỪ

Xuất xứ của huyệt Kinh cừ:

«Linh khu – Bản du».

Tên gọi của huyệt Kinh cừ:

– “Kinh” là đường đi, là thông lộ. “Sỏ hành vi kinh”.
– “Cừ” là nước kênh, ngòi.
Huyệt là nơi khí huyết của Phế kinh trôi chảy rót vào trong đường kinh này nên gọi là Kinh cừ.

HUYỆT KINH CỪ 
HUYỆT KINH CỪ

Huyệt thứ:

8 Thuộc Phế kinh.

Đặc biệt của huyệt Kinh cừ:

“Kinh” huyệt, thuộc “Kim”.

Mô tả của huyệt Kinh cừ:

HUYỆT KINH CỪ 
HUYỆT KINH CỪ

1. Vị trí xưa :

Chỗ hõm ở thốn khẩu (Giáp ất).

2. Vị trí nay :

Tay duỗi ra, ngón tay cái và lòng bàn tay đưa lên, từ chỉ cườm tay đo lên 1 thốn, chỗ 3 ngón tay án mạch ở ngón giữa.

HUYỆT KINH CỪ 
HUYỆT KINH CỪ

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Kinh cừ :

là rãnh mạch quay. Rãnh tạo nên bổi gân cơ ngửa dài và mặt trong đầu dưới xương quay (ở ngoài). Gân cơ gan tay to và gân cơ gấp chung nông (ở trong). Gân có gấp riêng ngón tay cái và cơ sấp vuông (ở đáy rãnh) – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C6.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Kinh cừ:

HUYỆT KINH CỪ 
HUYỆT KINH CỪ

1. Tại chỗ :

Đau cổ tay.

2. Theo kinh :

Viêm khí quản, ho, đau ngực.

3. Toàn thân :

Suyễn, sốt không có mồ hôi.

HUYỆT KINH CỪ 
HUYỆT KINH CỪ

Lâm sàng của huyệt Kinh cừ:

Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Hành gian trị ngứa cổ muốn ho (Tư sinh). Phối Khâu khư trị đau vai lưng cấp tính, cảm giác sột sột lọc ọc trong ngực (Tư sinh).

Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Đại trử, Hợp cốc, Phế du trị ho. Phối Đại chùy, Khúc trì trị ho do ngoại cảm. Phối Hành gian, Phục lưu trị ho ra máu.

HUYỆT KINH CỪ 
HUYỆT KINH CỪ

Phương pháp châm cứu:

Châm Xiên, không cứu. Châm sâu 0,5 – 0,7 thốn.
* Chú ý Tránh châm sâu vào xương và động mạch. Không nên nặn ra máu bằng kim tam làng.

HUYỆT KINH CỪ 
HUYỆT KINH CỪ

Tham khảo của huyệt Kinh cừ:

1. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Trong ngực phình phình, nặng thì hai tay ôm nhau mà rối loạn, chứng Đản phát nhanh và dữ tợn làm suyễn nghịch, nên châm Kinh cừ và Thiên phủ; gọi là Đại du”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Chủ trị của Kinh cừ là nóng lạnh trong sốt rét, đau tức lưng ngực, ngực đầy phình phình, đau tắc họng, nóng hai lòng bàn tay, ho xốc, thương hàn, nhiệt bệnh mồ hôi không ra, tý chứng phát dữ khó thỏ, đau tim nôn mửa”.

HUYỆT KINH CỪ 
HUYỆT KINH CỪ

3. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Nhiệt bệnh mồ hôi không ra, dùng Đại đô kết hợp với Kinh cừ” (Nhiệt bệnh hãn bất xuất, Đại đô cánh tiếp vu Kinh cừ).
4. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi huyệt Kinh cừ là “Kinh huyệt” của Thủ Thái-âm kinh.
5. Sách “Giáp ất” ghi rằng: “Huyệt này cấm cứu, cứu vào làm tổn thương tới thần minh”. Trên lâm sàng chúng ta không nên cứu.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.