HUYỆT KINH CỐT 

京骨穴
B 64 Jīng gǔ xué (Tsing Kou)

HUYỆT KINH CỐT
HUYỆT KINH CỐT

Xuất xứ của huyệt Kinh Cốt:

«Linh khu – Bản du»

Tên gọi của huyệt Kinh Cốt:

– “Kinh cốt” có nghĩa là tên giải phẫu của xương thuộc khối bàn chân thứ 5. Huyệt ơ sát với xương này, do đó mà có tên là Kinh cốt.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Kinh, có nghĩa là lớn, nằm ở phía dưới xương lớn mặt ngoài chân. Hơn thế nữa, Kinh còn có nghĩa là Nguyên, ngày xưa thông dụng dùng chữ Kinh tức là chữ Nguyên. Huyệt là Nguyên huyệt của Túc Thái-dương Bàng-quang mạch nên gọi là Kinh cốt”.

Huyệt thứ:

64 Thuộc Bàng-quang kinh.

Đặc biệt của huyệt Kinh Cốt:

Nguyên huyệt của Bàng-quang kinh.

Mô tả của huyệt Kinh Cốt:

HUYỆT KINH CỐT
HUYỆT KINH CỐT

1. VỊ trí xưa :

Dưới xương to phía ngoài bàn chân, chỗ hõm trên khoảng giáp nhau da thịt trắng và đỏ (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay :

Bên ngoài bàn chân, thẳng với ngón út, trước huyệt Kim môn, chỗ lằn da trắng đỏ dưới mắt xương.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Kinh Cốt :

là cơ dạng ngón chân út, đầu sau xương bàn chân 5 – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phoi bổi tiết đoạn thần kinh S1.

HUYỆT KINH CỐT
HUYỆT KINH CỐT

Hiệu năng của huyệt Kinh Cốt :

Khư phong sơ tà, định thần thanh não.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Kinh Cốt:

1 Tại chỗ :

Đau phía ngoài bàn chân.

2 Theo kinh :

Đau thần kinh thắt lưng, cứng gáy, đau khớp háng.

HUYỆT KINH CỐT
HUYỆT KINH CỐT

3 Toàn thân :

Động kinh, viêm cơ tim, hồi hộp, sốt rét.

Lâm sàng của huyệt Kinh Cốt:

Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Khích thượng, Nội quan, Thông lý, Thiếu phủ trị viêm cơ tim. Phối Phong trì trị đau đầu, lưng đau cứng. Phôi Nội quan, Tâm du, Chiên trung trị đau vùng tim ngực.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Mũi kim xiên hướng vào trong, phía dưới, sâu 0,5 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức.
2. Cứu 1 – 3 lửa.
3 Ôn cứu 5-10 phút.

HUYỆT KINH CỐT
HUYỆT KINH CỐT

Tham khảo của huyệt Kinh Cốt:

1. «Linh khu – Quyết bệnh» ghi rằng: “Chứng quyết tâm thống công ra đến vùng lưng, hay bị co rút như có cái gì ở ngoài sau đến chạm vào tâm làm cho người bệnh cong khom lưng gọi là Thận tâm thống, trước tiên thủ huyệt Kinh cốt, Côn lôn, nếu đã châm rồi mà bệnh vần chưa khỏi, thủ thêm huyệt Nhiên cốc”.
2. «Giáp ất» quyến thứ 7 ghi rằng: “Chảy máu cam, chảy mũi nước hắt hơi không dứt, lở chảy nước nứt nẻ vi lạnh, đau đầu, mắt vảy cá, gót-mông đít co rút, đỉnh đầu sưng đau, ỉa chảy, thốc lên tim, mắt đỏ loét mi, không thấy đường, đau trong khóe mắt, bụng sình căng cổ gáy đau cứng, cột sống thắt lưng không cúi ngửng được, hoa mắt chóng mặt, đau vai lưng như đâm từ sau tới, mình lạnh từ cẳng chân lên, dùng Kinh cốt làm chủ”.
3. «Thiên kim» ghi rằng: “Tiền cốc, Kinh cốt chủ trị vảy cá ở mắt”.

HUYỆT KINH CỐT
HUYỆT KINH CỐT

4 «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Kinh cót chủ trị đau đầu như muốn vỡ, đau thắt lưng không co duỗi được, đau sau mình, đau bên mình, loét khóe mắt. Mây trắng nổi lên 2 bên khóe mắt, mắt trợn trắng, mắt hoe, sốt rét, vui, sợ, không muốn ăn uống, co rút, đau cẳng chân, đau khớp đùi, cứng cổ gáy, đau thắt lưng, lưng không cúi ngửa được, gù lưng, chảy mũi nước hắt hơi, đau tim, hoa mắt”.
5. Theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng: Huyệt nay là “Nguyên huyệt” của Túc Thái-dương kinh.
6. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bộ huyệt này trong trường hợp vì Bàng-quang hư mà sinh ra các chứng như tinh thần suy nhược, trầm mặc, lo sợ, không muốn ăn uống gì, nhưng cũng có thỉnh thoảng đổi thành dương tính, nổi gắt nổi dữ lên.

HUYỆT KINH CỐT
HUYỆT KINH CỐT

 

Bài trướcHUYỆT KIM TÂN, NGỌC DỊCH
Bài tiếp theoHUYỆT KINH CỪ 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.