HUYỆT LẠC KHƯỚC
絡卻穴
B 8 Luò què xué (Lo Tsri, Loc K’héoc).
Xuất xứ của huyệt Lạc Khước:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Lạc Khước:
– “Lạc” có nghĩa là những phần phụ, nói đến những mạch nhỏ, hay những mạch bị sung huyết trong trường hợp viêm màng kết hợp.
– “Khước” có nghĩa là loại trừ hay khước từ.
Huyệt chủ yểu có dấu hiệu ở chứng đau và đỏ mắt, bài tiết loại bỏ sự sung huyết khỏi các mạch máu. Do đó mà có tên là Lạc khước.
Có sách cho rằng: “Lạc là liên lạc, quấn quít với nhau. Khước là khước từ, rơi rụng. Huyệt ở nơi người xưa đội chóp nón làm cho nón đội không bị rơi rót nên gọi là Lạc khước”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Lạc Khước:
Cường dương, Não cái Lạc khích.
Huyệt thứ:
8 Thuộc Bàng-quang kinh.
Mô tả của huyệt Lạc Khước:
1. Vị trí xưa :
Sau huyệt Thông thiên 1,5 thốn (Giáp ất, Phát huy, Đại thành).
2. VỊ trí nay :
Chính giữa đầu đo ra 1,5 thốn, sau huyệt Thông thiên 1,5 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Lạc Khước :
là cân sọ, xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C2.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Lạc Khước:
1. Tại chỗ :
2. Theo kinh :
3. Toàn thân :
Sưng tuyến giáp trạng, nôn mửa, viêm mũi.
Lâm sàng của huyệt Lạc Khước:
Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Bách hội, Phong trì, Nhĩ môn, Hậu khê, Thận du trị chóng mặt, ù tai.
Phương pháp châm cứu:
7. Châm Xiên 0,3- 0,5 thốn
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5- 15 phút.
* Chú ý Nếu châm lỡ làm cho bệnh nhân câm thì châm huyệt Chí âm để giải. Châm sâu vào 1 phân dùng thủ pháp vê kim chừng nửa giò thì nói được.
Tham khảo của huyệt Lạc Khước:
1. «Giáp ất» quyền thứ 11 ghi rằng: “Lạc khước chủ trị các chứng động kinh té nhào, mắt thất thần, hoảng hốt không vui, chạy bậy, co giật”.
2. «Dại thành» quyển thừ 6 ghi rằng: “Lạc khước chủ trị xoàng đầu ù tai, chạy bậy, hoảng hót không vui, bụng căng, co giật, nội chướng, mắt không nhìn thấy”.
3. «Đồ dực» ghi rằng: “Lạc khước chủ trị choáng đầu hoa mắt miệng méo, nghẹt múi, sưng gáy, anh lựu, nội chướng, ù tai“.
4. Căn cứ theo “Giáp ất” còn ghi huyệt này là Cường dương, Não cái. “Nhập môn” ghi là Lạc khích.
5. về vị trí của huyệt này, trước tiên “Giáp ất” ghi rằng: “Huyệt Lạc khước ở phía sau huyệt Thông thiên 1 thốn 3 phân”. Sau đó các sách như “Thiên kim”, “Đồng nhân”, “Tư sinh”, “Phát huy”, “Đại thành”, “Đồ dực”, “Kim giám” đều ghi rằng: “Huyệt Lạc khước ở phía sau huyệt Thông thiên 1 thốn 5 phân”. Hiện nay, người ta khi mô tả huyệt đều theo những cuốn sách sau.