HUYỆT LINH ĐÀI
靈台穴
GV 10 Língtái xué (Líng Tae)
Xuất xứ của huyệt Linh Đài:
«Tố vấn – Khí phủ luận thiên» Vương Băng chú.
Tên gọi của huyệt Linh Đài:
– “Linh” có nghĩa người chết gọi là linh, ý nói hình chất tuy nát, nhưng tinh thần thường còn. ở đây có ý nói tới tâm hay tinh thần.
– “Đài” có nghĩa là cái nhà xây cho cao để ngắm được bốn bên. Hễ chiếm một chỗ hơi cao để cho người dễ nhận biết cũng gọi là Đài.
Huyệt nằm ở sau tim, khi khum lưng nơi căng rộng và gù lên cao thấy rõ, dùng trong những bệnh rối loạn tâm khí. Do đó mà có tên là Linh đài.
Theo “Y kinh lý giải” ghi rằng: “Linh đài, ở giữa dưới đốt sống lưng thứ 6, còn Thần đạo ở giữa dưới đốt sống lưng thứ 5, là nơi vị trí của Tâm, cho nên gọi là Thần linh”.
Huyệt thứ :
10 Thuộc Đốc mạch.
Mô tả của huyệt Linh Đài:
1. Vị trí xưa :
Dưới đốt sống lưng 6 (Tố vấn -Khí phủ luận thiên do Vương Băng chú, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Chỗ hõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 6.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Linh Đài :
là gân cơ thang, cơ gai dài cúa lưng, cơ ngang-gai, dây chằng trên vai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng. Dưới nữa là ống sống. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T6.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Linh Đài:
1. Tại chỗ :
2. Theo kinh :
Cứng gáy.
3. Toàn thân :
Đinh nhọt, suyễn, viêm khí quản, giun chui ống mật, sốt rét, đau bao tử.
Lâm sàng của huyệt Linh Đài:
Kinh nghiệm hiện nay :
Đơn thích huyệt Linh đài hoặc phối Dương Lăng-tuyền trị chứng giun chui ống mật, đau nhức sườn ngực. Phối Đào đạo, Nội quan trị sốt rét cách nhật. Phối Hợp cốc, Ủy trung (nặn máu) trị đinh nhọt. Phối bầu giác trên Linh đài trị đinh nhọt.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Mũi kim hướng chếch lên trên sâu 0,5 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức hoặc có khi lan đến dưới vai hoặc trước ngực.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3 Ớn cứu 10-20 phút.
Tham khảo của huyệt Linh Đài:
1 «TỐ vấn – Thích nhiệt luận thiền» ghi rằng: “Huyệt ở giữa dưới cột sống thứ 6, chủ trị về tỳ nhiệt”.
2. «ĐỒ dực» ghi rằng: “Cứu vào Linh đài đê trị khí suyễn không nằm được, và ho lâu ngày do phong lạnh, hỏa vào đến thi bệnh dứt”.
3. «Đồng nhân», «Đại thành» đều ghi rằng huyệt này “cấm châm”. Ngày nay với kim bé nhỏ người ta có thể châm như thường, nhưng không nên châm sâu quá và xiên xuyên ra ngoài.
4. Nếu châm kim lỡ phát sinh ra tay chân không đều, không thể làm những động tác phức tạp, nên châm huyệt Ủy trung đê giải cứu, sâu chừng 1 thổn, hướng ra phía ngoài vê kim, đồng thời đề tháp 7 lần rồi rút kim thì có thê bình phục.