HUYỆT PHONG THỊ
風市穴
G 31 Fēng shì xué (Fong Che).
Xuất xứ của huyệt Phong Thị:
<< Trửu hậu bị cấp yếu phương».
Tên gọi của huyệt Phong Thị:
– “Phong” có nghĩa là gió. Tác nhân gây bệnh.
– “Thị” có nghĩa là chợ, nơi mà những thứ đồ vật tập hợp lại.
Huyệt có dấu hiệu biểu hiện chủ yếu là tê xuội yếu, mất cảm giác do phong, bại liệt nửa ngưới, đau chân. Huyệt này được xem như huyệt quan trọng nhất đê khử phong ở hạ chi. Do đó mà có tên là Phong thị.
Theo “Khái thuật du huyệt đích mệnh danh” ghi rằng: “Phong thị có nghĩa là chỉ huyệt ở chỗ tụ tập nhiều phong khí của chi dưới, vì vậy huyệt này chuyên về chữa trúng phong liệt nửa người, là huyệt quan trọng để khu phong”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Phong Thị:
Thùy thủ.
Huyệt thứ:
31 Thuộc Đởm kinh.
Mô tả của huyệt Phong Thị:
1. Vi trí xưa :
Trên đầu gối, nơi khe 2 gân phía ngoài đủi, tay áp vào đùi, ngón tay giữa đè vào đùi có hỏm là huyệt (Đại thành).
2. Vi trí nay :
Nằm hoặc đứng thẳng, xuôi tay xuống thẳng, ép ngón tay giữa vào bờ sau cơ căng cân đùi. Huyệt ở mút ngón tay giữa áp trên đùi, thường thường nằm trên đầu gối 7 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Phong Thị:
là bở sau cân dùi và cơ rộng ngoài, bò trước cơ 2 đầu đùi, cơ rộng giữa. Xương đùi – Thần kinh vận động cơ là nhánh thần kinh nông trên, các nhánh dây thần kinh đùi và nhánh dây thần kinh hông khoeo to. Da vung huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L3.
Hiệu năng của huyệt Phong Thị:
1. Tại chỗ, Theo kinh :
Liệt hạ chi, đau thắt lưng đùi, đau thần kinh tọa, viêm khớp gối.
2. Toàn thân:
Lâm sàng của huyệt Phong Thị:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Âm thị trị yểu chân, đùi yếu (Ngọc long). Phối ủy trung, Hanh gian trị đau thắt lưng khó cử động (Đại thành). Phối Hoàn khiêu (cứu) trị bệnh thuộc phần trên đầu gối (Đại thành).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Thân trụ, Thần môn, Âm Lăng-tuyền tri bệnh múa vờn (Chorhhé). Phôi Công tôn, Âm Lăng-tuyền, Hoàn khiêu trị cước khí. Phối Âm thị, Dương Lăng-tuyền, Tuyệt cốt trị liệt chân hoặc đau đầu gối.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1,5 – 2,5 thốn, có cảm giác căng tức tại chỗ có khi tê xuống dưới.
2. Cứu 5 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.
Tham khảo của huyệt Phong Thị:
1. «Ngoại đài» ghi rằng: “Cứu bệnh cước khí ở hai huyệt Phong thị”
2. «cảnh Nhạc toàn thư» ghi rằng: “Huyệt Phong thị trị sán khí, sưng dịch hoàn, đau do tiểu trường, trong bụng sôi do hư, huyệt này là huyệt chính trong việc trị đau nhức do phong thấp”.
3. «Ngọc long phú» ghi rằng: “Kết hợp với Phong thị có thể trị mông đùi cẳng chân yếu”.
4. «Y học cương mục» ghi rằng: “Hai chân tê mất cảm giác, đầu gối yếu châm Phong thị 5 phân, nên dùng phép bổ nhiều mà tả ít, lưu kim 5 hơi thở”.
5. «Đại thành» quyển thứ 7 ghi rằng: “Phong thị chủ trị trúng phong đùi-gối yếu, cước khí, ngứa ngáy toàn thân, tê mất cảm giác, lở do phong cùi”.
6. Phong thị theo “Y học nguyên thỉ” ghi là Thủy thủ (xuôi thang hai tay xuống).