HUYỆT THÁI ẤT
太乙穴
S 23 Tài yǐ xué (Tae).
Xuất xứ của huyệt Thái Ất:
«Giáp ất>>.
Tên gọi của huyệt Thái Ất:
– “Thái” có nghĩa là lớn lao, vĩ đại hay quan trọng.
– “Ất” có nghĩa là một.
“Thái ât” nguyên là phép toán sớ của Triệu Nghiêu-Phụ đời Tống đặt ra, để tính các việc trong trời đất mà đoán việc tương lai. Ở đây muốn nói đến vũ trụ vĩ đại bao la mà sự lớn lên và phát triển của tất cả các sự vật trên thế giói này đều phải phụ thuộc vào nó, cũng như Tỳ và Vị được xem như nguồn hậu thiên chế tạo sản sinh ra khí, sau đó thay thế khí tiên thiên (bẩm sinh) của cơ thể. Huyệt có khả năng đẩy mạnh chức năng của Tỳ và Vị là nguồn năng lượng của cơ thể. Nên có tên là Thái ất.
Có người cho rằng huyệt này nằm ở dưới huyệt Quan môn 1 thốn. Ất còn có nghĩa là ruột, mà ruột lại có hình dạng cong như chữ ‘ Ất “, huyệt này chủ về bệnh của ruột, có ý của sự thông lợi ồ ruột, nên có tên là Thái ất.
Tên Hán Việt khác :
Thái nhất.
Huyệt thứ:
23 Thuộc VỊ kinh.
Mô tả của huyệt Thái Ất:
1. VỊ trí xưa:
Dưới huyệt Quan môn 1 thốn (Giáp ất).
2. VỊ trí nay :
Xác định rốn rồi đo lên 2 thốn (huyệt Hạ quản) xong đo ra mỗi bên 2 thốn.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thái Ất:
là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là ruột non. Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T9.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thái Ất:
1. Tại chỗ :
Đau dạ dày, thoát vị ruột.
2. Theo kinh:
3. Toàn thân:
Lâm sàng của huyệt Thái Ất:
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Bách hội, Tâm du, Thần môn, Đại lăng trị động kinh. Phối Thiên khu, Thượng Cự-hư trị ỉa chảy.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1 – 2 thốn.
2. Cứu 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.
* Chú ý Có thai nhiều tháng không nên châm.
Tham khảo của huyệt Thái Ất:
1. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Cuồng điên, thè lưỡi dùng Thái ất, Hoạt nhục môn làm chủ”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thái ất chủ về điên, cuồng chạy bậy, xốn xan bứt rứt trong người, lè lưỡi”.