HUYỆT THẦN PHONG
神封穴
K 23 Shén fēng xué (Chenn Fong).
Xuất xứ của huyệt Thần Phong:
«Giáp ất>>.
Tên gọi của huyệt Thần Phong:
– “Thần” chỉ tâm thần và dương khí của toàn thân.
– “Phong” có nghĩa là bờ cõi, giàu có.
Ở dưới huyệt là nơi cư trú của tâm thần và tàng tụ của tâm dương.
Huyệt thứ:
23 Thuộc Thận kinh.
Mô tả của huyệt Thần Phong:
1. Vi tri xưa:
Dưới huyệt Linh khư 1,6 thốn, huyệt ở chỗ hỏm cách đường giữa ngực 2 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Từ huyệt Chiên trung đo ra 2 thốn, ở khoảng giữa gian sườn 4.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thần Phong:
là cơ ngực to, các cơ gian sườn 4, cơ ngang ngực. Dưới nữa là phổi (phải) tim (trái) – Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to của đám rói thần kinh nách và dây thần kinh liên sườn 4. Da vùng huyệt chi phôi bỏi tiết đoạn thần kinh T4.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thần Phong:
Tại chỗ, toàn thân:
Viêm màng ngực, đau thần kinh liên sườn, viêm tuyến vú, viêm khí quản.
Lâm sàng của huyệt Thần Phong:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Dương Khê tri ho, tức ngực khó nằm (Tư sinh), Phối Ưng song trị sưng vú, sốt lạnh, thở ngắn nằm không yên (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Can du, Nội quan, Chi cấu, Dương Lăng-tuyền trị đau sườn ngực.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên 0,5 – 0,8 thốn.
2. Cứu 5 lửa.
3 Ôn cứu 5-20 phút.
* Chú ý Dưới là phổi (bên phải), tim (bên trái) cấm châm sâu.
Tham khảo của huyệt Thần Phong:
1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau hông sườn khó thở được, ho, nhọt vú, sợ lạnh dùng Thần phong làm chủ”.
2. «Thiên kim» ghi rằng: “Thần phong, Ưng song, chủ trị nhọt vú, sốt lạnh đoản khí, nằm không yên”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Chú trị đầy tức ngực khó thổ, ho, nhọt vú, nôn mửa, sợ lạnh, không muốn ăn”.