HUYỆT THẬN DU 

肾俞穴
B 23 Shèn yú xué (Shenn Chou).

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

Xuất xứ của huyệt Thân Du:

«Linh khu – Bôi du».

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

Tên gọi ủa huyệt Thân Du:

– “Thận” theo giải phẫu có nghĩa là Thận.
– “Du ” có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào.
Huyệt tương ứng với thận ở bên trong, là nơi thận khí di chuyên và rót về, là du huyệt quan trọng trong chân đoán và điều trị bệnh của thận, nên dược gọi tên là Thận du (huyệt Thận).

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

Huyệt thứ:

23 Thuộc Bàng quang kinh.

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

Đặc biệt  ủa huyệt Thân Du:

“Du huyệt” của Thận.

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

Mô tả ủa huyệt Thân Du:

1. Vị trí xưa:

Hai bên xương sống, huyệt ở dưới đốt sống lưng thứ 14 đo ngang ra mỗi bên 1,5 thốn (Giúp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

2. VỊ trí nay :

Dưới gai ngang đốt sống thắt lưng thú 2, từ đường giữa cột sống ngang ra 1,5 thốn. Khi điểm huyệt nên nằm sấp hoặc ngồi hơi khom lưng.

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

3. Giải phẫu, thần kinh ủa huyệt Thân Du:

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây sóng thắt lưng 2, nhánh của đám rối thắt lúng Dưới huyệt là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng 10, cơ răng bé sau-dưới, cơ lưng dài, cơ ngang vai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái chậu. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L1.

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

Hiệu năng ủa huyệt Thân Du:

Bổ thận tạng, chấn khí hóa, khu thủy thấp, mạnh lưng xương, ích thủy tráng hỏa, minh mục thông nhĩ, điều thận khí.

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

Tác dụng trị bệnh ủa huyệt Thân Du:

1. Tại chỗ, theo kinh:

Viêm thận, đau thắt thận, sa thận, đau lưng, ù tai, điếc, tổn thương tổ chức mềm vùng thắt lưng, di chứng liệt trẻ con.

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

2. Toàn thân:

Di tinh, đái dầm, kinh nguyệt không đều, liệt dương, suyễn, rụng tóc, thiếu máu, thận suy.

Lâm sàng ủa huyệt Thân Du:

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Tâm du trị di tinh, yếu thắt lưng (Ngọc long). Phối Cự liêu, trị ứ huyết, đình lưu ở ngực cách mạc (Bách chứng) Phối Quan nguyên, Tam-âm giao trị di tinh, bạch trọc (Đại thành). Phối Tam lý, Hợp cốc trị ù tai (Đại thành). Phối Chương môn trị ruột lạnh ăn vào ỉa không tiêu (Tư sinh).

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối ủy trung, Đại- trường du, Thừa sơn, Côn lôn trị đau thắt lưng đùi. Phối Mệnh môn, Kiên tỉnh, Trung-lữ du trị phù thũng. Phối Đại-trường du, Thượng liêu, trị thắt lưng, vai sợ lạnh. Phối Chí thất, Bát liêu trị âm đạo sưng mũ. Phối Mệnh mồn, Trung cực, Tam-âm giao trị di tinh. Phối Âm Lăng-tuyền trị đau lưng.

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

Phối Dương Lăng-tuyền, Tam-âm giao trị tiểu tiện nhiều lần. Phối Quan nguyên trị liệt dương. Phối Quan nguyên, Trung cực, Tam-âm giao, trị tinh tự chảy. Phối Trung cực, Tam-âm giao, Phục lưu, Phi dương, Tử cung trị viêm thận. Phối Thận tích, Đỉnh yêu trị đau lưng, đùi. Phối Bàng-quang du, Trung cực, Tam-âm giao trị viêm đường tiết niệu. Phối Quan nguyên, Túc Tam-lý trị đái đường. Phối cấp mạch, Mệnh môn trị liệt dương.

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, hơi xiên về phía cột sống, sâu 1,5-2 thốn có cảm giác căng tức ỏ vùng lưng, mông có khi xuống chân.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5-20 phút.
* Chú ý Không châm quá sâu và hướng mũi kim ra phía ngoài dễ tổn thương thận.

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

Tham khảo ủa huyệt Thân Du:

1. «Tô vân – Thích cấm luận thiên» ghi rằng: “Châm trúng thận, sáu ngày sau thì chết”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Lạnh sốt, ăn nhiều mình gầy gò, đau đến hai bên sườn, đau dưới tim, tim đau như treo thốc xuống đau dưới bụng rốn, sốt nóng, mặt nám đen, mắt lò mờ, ho suyễn lâu ngày, thiếu khí, đái ra đục đỏ, chọn huyệt Thận du làm chủ”.

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

3. «Thiên kim» ghi rằng: “Tiêu khát tiểu tiện nhiều lần, cứu hai huyệt Thận du 30 lửa”.
4. «Tâm thư» ghi rằng: “Hai huyệt Thận du, hễ tất cả các loại bệnh khá quan trọng, cứu ở hai huyệt này 300 lửa, bỏi Thận là gốc rễ của toàn thân, chân nguyên của tiên thiên, bản gốc của sự trường sinh. Lại dùng nó để trị trúng phong mất tiếng, tay chân liệt, tâm thần phân liệt”.

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

5. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thận du chủ trị về suy nhược gầy gò điếc do thận hư, Bàng-quang lạnh, ngực bụng căng trướng, đầy hai sườn gây đau gắt ở bụng dưới, nhiệt làm trướng lên, tiểu tiện rắt, mắt lờ mờ, thiếu khí, đái ra máu, tiêu đục, di mộng tinh, đau thắt lưng đùi, tiêu khát, ngũ lao thất thương, suy nhược, cẳng gối co rút, thắt lưng lạnh như nước đá, đầu nặng mình sốt, phát run, ăn nhiều vẫn gầy, mặt vàng đen, sốt ruột, ăn không tiêu ỉa phân sống, phù thũng, phụ nữ lãnh khí tích thành lao, khi sốt khi lạnh”.

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

6. «Linh khu – Bối du» ghi rằng: “Thận du nằm trong khoảng khe của đốt xương thứ 14, tất cả đều nương dọc theo cột sống, cách Đốc mạch 3 thốn”.
7. Quan hệ tới vị trí của Thận du, “Đồ dưc “, “Kim giám” đều ghi rằng: “Từ chính giữa cột Sống đo ngang ra mỗi bên 2 thốn”.

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

8. Theo kinh nghiệm của phái Trạch Điền Kiện. Đây là huyệt quan trọng, người ta thường hay cứu để trị bệnh ỏ thận. Khi thận tinh thiếu (Đông y cho rằng Tâm và Thận có liên hệ tới tinh thần, nên ngày xưa rất xem trọng). Chứng hậu của bệnh thận có thể xuất hiện ngay trên da đó là sắc mặt biến thành đen xạm, vả lại sinh ra những nốt màu trắng, sau khi cứu trên Thận du thì có thể làm tan biến đi. Huyệt này có thể trị cho những người hay sợ sệt.

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

9. Có tác giả hiện đại cho huyệt nằm trên mỏm gai cột sống thắt lưng đo ra mỗi bên 1,5 thốn.

HUYỆT THẬN DU
HUYỆT THẬN DU

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.