HUYỆT TUYÊN CƠ NẰM Ở ĐÂU?
璇玑穴
CV 21 Xuánjī xué (Siuann Tsi)

Xuất xứ của huyệt Tuyên Cơ ở Sách nào?
Sách «Giáp ất».

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Tuyên Cơ là gì?
– “Tuyền” có nghĩa là một thứ ngọc đẹp.
– “Cơ” có nghĩa là ngọc châu không được tròn.

“Tuyền cơ” là một thứ đồ để xem thiên ván ngày xưa, nó cũng là tên đặt cho một sao nào đo của chùm sao Đại hùng, là 7 ngôi sao sáng nhất. Vào ngày xưa, cổ nhân cho rằng chòm sao Đai hùng là chòm sao trung tâm của bầu trời, cũng như Tâm là trung tâm của con người. Huyệt nằm trên hoa cái, mái che của Tâm, nên gọi là Tuyền cơ.

Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: ‘Huyệt ở chỗ hỏm chính giữa dưới Thiên dột 1 thốn, dưới giáp Tử cung ở chỗ Thiên vị ứng vói Thiên tượng. Dưới ứng với Tâm quân ví nhú sao Đầu vận hành, là ý thời vận toàn thân nên goị là Tuyền cơ”.

Tên đọc khác của huyệt Tuyên Cơ là gì?
Toàn cơ, Triền cơ.
Huyệt thứ:
21 Thuộc Nhâm mạch.

Vị trí của huyệt Tuyên Cơ nằm ở đâu?
1. Vị trí xưa:
Chính giừa chỗ hỏm dưới huyệt Thiên đột 1 thốn (Giáp ất).

2. VỊ trí nay:
Dưới huyệt Thiên đột 1 thốn, ở trên đường dọc giữa xương ức. Giữa khớp ức- sườn thứ nhất.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Tuyên Cơ là gì?
là đầu trên xương ức – Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh C3 hoặc C4.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Tuyên Cơ là gi?
Tại chỗ, Toàn thân:
Hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, co thắt thực đạo, co thắt môn vị.

Lâm sàng của huyệt Tuyên Cơ là gì?
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Khí hải trị suyễn, người thể chất ốm yếu (Ngọc long). Phối Cưu vĩ trị sưng họng cấp tính nuốt nước không được (Tư sinh). ‘

2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Đại chùy, Định suyễn trị hen suyễn. Phối Thiên đột, Nội quan trị co thắt thực đạo. Phối Trung quản, Túc Tam-lý trị đau dạ dày thực trệ. Phối Trung quản, Chi cấu trị dầy đau hông sườn.

Phương pháp châm cứu:
1. Châm Ngang, hướng mũi kim xuống dưổi, sâu 0,5 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng đau.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.

Tham khảo của huyệt Tuyên Cơ:
1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau đầy trong ngực, dùng Triền cơ làm chủ”.
2. «Giáp ât» quyến thứ 12 ghi rằng: “Sưng tắc họng không nuốt nước được, dùng Triền cơ làm chủ”.
3. «Thiên cơ bí quyết ca» ghi rằng: “Nếu trong dạ dày đình tích thức ăn không tiêu, tìm Túc Tam-lý và Triền cơ” (Nhược thị vị Trung đình túc thực, hậu tầm Tam lý khỏi Triển cơ).

4. «Thiên kim» ghi rằng: “Triền cơ chủ trị sưng tắc họng, thanh quản nước uống không lọt”.
5. «Ngọc long ca>> ghi rằng: “Khí suyễn không thê ngủ được, châm tả Triền cơ, Khí hải” (Khí suyễn cấp cấp bât khả miên, hà đuơng nhật dạ khố ưu tiên, nhược đắc Triển cơ châm lả công, cánh thủ Khí hải tự an nhiên).

6. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Đầy tức ngực, cứng gáy châm Thần tàng, Triền cơ” (Hung mãn hạng cường Thần tàng, Triển cơ chủ chi).
7. «r học cương mục» ghi rằng: “Trẻ con trong họng nghe rò rè, không bú, cứu Triền cơ 3 lửa”.
Theo “Thiên tinh bí quyêt ca” cũng như “Tịch hoáng phú” đều ghi Triền cơ trị đình tích thức ăn trong dạ dày. Căn cứ vào lâm sàng thấy hiệu quả tốt.
