VỊ TRÍ HUYỆT TRUNG QUẢN Ở ĐÂU?
中脘穴
CV 12 Zhōng wǎn xué
Xuất xứ của huyệt Trung Quản từ sách nào?
Sách: «Giáp ất».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Trung Quản là gì?
– “Trung” có nghĩa là ở chính giữa hay trung tâm.
– “Quản” ở đây ý nói đến Dạ dày.
Đây là mộ huyệt của Vị, nằm trên đường giữa trước bụng, nơi chính giữa của nơi gặp nhau của bờ cung xương ức và rốn, nó ở trung tâm của thượng vị vùng bụng trên, nên gọi là Trung quản.
Theo “Y kinh tuyển giải” ghi rằng: “Trung quản; huyệt này ở chính giữa Vị, ngay bờ cong
nhỏ của dạ dày nên được gọi là Trung quản, đó là đối với Thượng quản và Hạ quản mà gọi”.
Tên đọc khác của huyệt Trung Quản là gì?
Trung hoãn.
Tên Hán Việt khác của huyệt Trung Quản là gì?
Thái thương, VỊ quản, Thượng kỷ, Trung hoãn.
Là Huyệt thứ mấy của Mạch Nhâm?
Huyệt thứ 12 Thuộc Nhâm mạch.
Đặc biệt của huyệt Trung Quản là gì?
“Mộ huyệt” của Vị. “Hội huyệt” của phủ. Hội của Thủ Thái dương, Thiếu-dương, Túc Dương-minh, Nhâm mạch.
Vị trí huyệt Trung Quản ở đâu?
1. VỊ trí xưa:
Dưới huyệt Thượng quản 1 thốn trên rốn 4 thốn ỏ giữa xương ức và rốn (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Huyệt trên đường giữa bụng, từ rốn đo lên 4 thốn. Điểm huyệt nằm ngửa.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Trung Quản là gì?
Là đường trắng, dưới nữa là mạc ngang, phúc mạc, phần ngang của dạ dày – Thần kinh: Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn T7 hoặc T8.
Hiệu năng của huyệt Trung Quản là gì?
Hòa vị khí, hóa thấp trệ. lý trung tiêu, điều thăng giáng.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Trung Quản là gì?
1. Tại chồ:
Viêm dạ dày, loét dạ dày, sa dạ dày, viêm dạ dày cấp mãn tính, tắc ruột cấp tính, đau dạ dày, nôn mửa, sình bụng.
2. Toàn thân:
ỉa chảy, Táo bón, tiêu hóa kém, huyết áp cao, thần kinh suy nhược, bệnh tâm thần.
Kinh nghiệm Lâm sàng của huyệt Trung Quản là gì?
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Túc Tam-lý trị đàm (Hành châm). Phối Khí hải, Chiên trung trị mửa (Hành châm). Phối Kỳ môn, Túc Thượng- liêm trị suyễn (Đại thành). Phối Thiên khu, Trung cực, trị ỉa chảy (Đại thành). Phối Thiên khu trị thổ tả (Dại thành). Phối Thừa mãn trị đau bụng xuyên ra vai (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Thiên khu, Túc Tam-ỉý trị lỵ, Phối Túc Tam-lý trị no hơi, co thắt thực đạo. Phối Âm đô trị nấc cụt. Phối Dương trì, Thượng quản trị nôn ọe lúc có thai. Phối Dương trì, Thượng quản trị nôn ọe lúc có thai. Phối Phế du, Túc Tam-lý trị ho ra máu.
Phối Đởm du, Chí dương trị vàng da. Phối Thần khuyết, Khí hải trị trúng lạnh. Phối Vị thượng, Túc Tam-lý trị sa dạ dày. Phối Nội quan, Lương khâu trị đau dạ dày. Phối Lương môn, Thiên khu, Nội quan, Túc Tam- lý trị thũng dạ dày. Phối Thiên khu, Nội quan, Khí hải trị tắt ruột cấp tính.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1 – 2 thốn, có thê’ hướng mũi kim 4 huyệt quanh gần đó bằng cach châm xiên luồn dưới thịt. Khi châm vùng bụng trên có cảm giác tức căng nặng hoặc dạ dày có cảm giác rút lại.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 10-20 phút.
* Chú ý Dưới là dạ dày, tụy tạng, động mạch chủ bụng, không nên châm sâu quá, người ốm yếu lại càng thận trọng. Nếu bệnh nhân có gan, tỳ Sưng lớn, không nên châm xiên quanh ra 4 phía.
Huyệt này thường cứu, nhưng trẻ con không nên cứu, là huyệt chính để trị bệnh trường vị và tử cung, co thắt dạ dày, sa dạ dày đều có thế cứu huyệt này. Trường hợp tử cung lệch ra trước hoặc sau, lệch trái hoặc phải, thoát vị đều có thể cứu huyệt này kết hợp với huyệt Dương trì ở tay (Trạch điền Kiện – Châm cứu chân tủy).
Tham khảo của huyệt Trung Quản:
1. «Giáp ất>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau tim mình lạnh, khó cúi ngửng, tâm sán sung ngược lên vị, chết giấc, dùng Trung quản làm chủ”.
2. <<Giáp ất»quyến thứ 9 ghi rằng: “Bụng trướng căng không thông, bên trong làm tổn thương tới việc ăn uống, dùng Trung quản làm chủ. Tiểu-trờòng có nhiệt, tiểu đỏ vàng, dùng Trung quản làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Dật ẩm làm dưới sườn đau cứng, dùng Trung quản làm chủ”.
4. «Tâm thư» ghi rằng: “Phép cứu khí quyết, thi quyết của Hoàng đế, cứu Trung quản 50 lửa. Trị cấp kinh phong, cứu Trung quản 400 lửa. Chứng huyệt vận sau khi sinh, cứu Trung quản 50 lửa, phụ nữ vô cớ phong giật sinh ra hôn mê cứu Trung quản 50 lửa, nôn mửa không ăn được, cứu Trung quản 50 lửa”.
5. Căn cứ vào “Kinh mạch” ghi rằng huyệt Trung quản là mộ huyệt của VỊ. Nó cũng là một trong Bát hội huyệt.
6. Căn cứ vào “Đại thành” ghi rằng huyệt Trung quản là nơi hội của Thủ Thái dương, Thiếu- dương, Túc Dương-minh, Nhâm mạch.
7. Huyệt Trung quản, theo “Tố vấn – Khí huyệt luận thiên” còn gọi là Thượng kỉ, “Giáp ất” gọi là Thái thương, “Trửu hậu” gọi là “Vị quản”.
8. «Phối huyệt khái luận giảng nghĩa»: Thường kết hợp 2 huyệt Ẩn bạch và Trung quản, vì Ân bạch là tỉnh huyệt của kinh Túc Thái âm Tỳ, đường kinh này lấy “gốc” ở huyệt Ân bạch, đi lên trên két với Thái thượng (tức huyệt Trung quản), có khả năng bổ ích cho Tỳ vị, điều lý khí huyết.
Trung quản là huyệt của Nhâm mạch, củng là mộ huyệt của Vị đó là nơi hội tụ của các phủ. Hai huyệt này kết hợp với nhau có quan hệ biểu lý giữa kinh lạc với nhau và quan hệ tạng phủ nữa. Có tác dụng kiện Tỳ, ích Vị, bổ trung ích khí, tiêu hóa cơm nước, thăng thanh giáng trọc.
9. «Phôi huyệt khái luận giảng nghĩa»: Sách Nội kinh dạy rằng: “ở trên Dương-minh thì táo khí trị”. Táo là bản khí của Dương-minh, Vị phủ nhờ cái táo khí ấy mới tiêu hóa được đồ ăn, nếu táo khí ấy mà thiếu thốn thì đồ ăn sinh trệ, thái quá thì sẽ phát sinh những chứng như: “Trung tiêu” “Trung tiêu” là: I. Mạch của Túc Dương-minh VỊ, khi khi thịnh thì trước thân bị sốt. khí hữu dư VỊ sẽ làm tiêu thúy cốc, dễ đói, nước tiêu vàng (Lình khu – Kinh mạch thiên).
10. Xét các chứng do Dưõng-minh vượng. âm bị xuy. Tỳ vị uẩn nhiệt mà thành thường thấy miệng khát muôn uông, ăn nhiều vẫn gấv. tự ra mổ hôi, đại tiện bón. tiếu nhiều lẩn (Trung Quốc Y học đại từ điễn) hay Ế cách. Táo khí quan hệ đến VỊ là như thế. Trung quản kết hợp với Nội quan, phương pháp này chuyên điều lý Vị phủ và kiêm trị tất cả các tật bệnh ở trong bụng.
Chọn huyệt Trung quản làm quân bởi vi đây là nơi tụ hội của lục phủ, vừa là mộ huyệt của Vị. Chọn huyệt Tam lý làm thần là để tiếp ứng với huyệt Trung quản để làm cho Vị được yên ổn vậy.
Nếu xét ra quả là do hư hàn, đồ ăn không xuống được cũng như trướng thống tích tu hay dám ấm bị đình trệ thì bô’ huyệt Trung quản tức là để tráng Vị khí và tán hàn tà. Còn tả huyệt Túc Tam-lý là đê làm cho Vị khí đi xuống, giáng trọc và đạo trệ giúp Trung quản đê làm sự vận hành được dễ dàng.
Vị phủ mà táo hóa thái quá thì ăn mau thấy đói và bắt uống nước, thậm chí có khi thành nôn mửa và ăn vào mửa ra. Vì trường hợp này cũng có thể châm chước mà tả huyệt Trung quản.
Nếu như bệnh thổ tả đó là vì mùa thu mùa hè không biết tiết chế sự ăn uống, các kin’ ô uế của thử thấp rối loạn trung cung đến nồi thanh trọc không phân, âm dương hỗn độn. trên mứa dưới ỉa, đau thắt ruột V.V..
Đê’ trị bệnh này trước hết phải chích lấy máu (nhất là huyệt Úy trung) đế khử thử uể, kế tiếp bổ huyệt Trung quản để làm cho thanh khí đi lên, tả huyệt Tam lý đê’ đem trọc khí đi xuống. Trung khí được điều hòa thư sướng thì âm dương lại tiếp nối thi bệnh khỏi.
Thêm nữa, Vị bệnh mà có kèm thêm chứng khác mà muốn trị thi phải gia giảm như Hạ quản, hư hàn thì phải bổ Khí hải, thượng tiêu uất nhiệt thì tả Thông cốc, tạng khí kém thì bổ Chương môn, co tích trệ ồ trong ruột thì tả huyệt Thiên khu hoặc dùng Thượng quản, Tam lý.