CAM NHÃN

Loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bị cam tích.

Còn gọi là Cam Mắt, Nhãn Cam Thánh Huệ Phương, Q. 87, Cam Tích Thượng Mục.

Nguyên nhân

Do cam nhiệt, Can hỏa bốc lên gây nên.

Do cam tích, tiêu chảy, nóng về chiều lâu ngày làm cho tinh khí bị suy hao, không nuôi dưỡng được mắt gây nên.

Triệu chứng

Lúc đầu mắt đỏ, nhặm, ngứa, dính, chói, đau nhức, chảy nước mắt. Về sau mắt mờ dần, tròng đen có màng trắng hoặc màng xanh, khát, uống nhiều mà vẫn gầy ốm, tiêu chảy, bụng trướng, mũi khô.

Do Can Tỳ suy yếu Chứng: Ăn ít, bụng trướng, mặt vàng, cơ thể gầy ốm, quáng gà, tròng trắng mắt khô.

Điều trị: Kiện Tỳ, tiêu thủng, dưỡng Can, làm sáng mắt.

Dùng bài Bát Trân Thang 02b thêm Sơn tra, Trần bì, Dạ minh sa, để kiện Tỳ, ích khí, tiêu tích, dưỡng Can, bổ huyết, làm sáng mắt.

Do Tỳ hư, Can nhiệt

Chứng: Bụng đầy, tiêu lỏng, sốt về chiều, trong người bứt rứt không yên, tròng đen có màng hoặc mắt bị lở loét.

Điều trị:

Kiện Tỳ, thanh Can, sát trùng, tiêu cam. Dùng bài Phì Nhi Hoàn 74.

Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha để kiện Tỳ, tiêu tích; Hoàng liên, Hồ hoàng liên thanh thấp nhiệt; Lô hội, Sử quân tử thanh nhiệt, sát trùng, tiêu cam.

Sơ Can, tả nhiệt, dùng bài Tả Can Thang 89b.

Thanh nhiệt, thoái ế, dùng bài Thanh Nhiệt Thoái Ế Thang 107b.

Dùng bài Vu Di Hoàn 139 để trị Cam tích đồng thời kết hợp với bài Bổ Can Hoàn I 07 để bổ ích Can Tỳ.

Thảo quyết minh sấy khô, Gan gà hoặc heo, thêm rượu vào chưng chín, ăn Bản Thảo Cương Mục.

Gan dê hoặc gan heo, đem phơi sương một đêm, chấm với Dạ minh sa, ăn Trung Y Học Khái Luận.

Thuốc nhỏ mắt:Sữa người hợp với Nhất Cửu Đơn 68b nhỏ vào mắt.

Bài trướcChữa Cận Thị Bằng Đông Y
Bài tiếp theoChẩn đoán một số chứng ngoại khoa đông y thường gặp.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.