Tâm âm bất túc

Triệu chứng:Chia ra làm 2 loại: tâm âm hư và tâm huyết hư đều hồi hộp, khó chịu vùng Tâm, sợ hãi, mất ngũ, hay quên.

Tâm âm hư:sốt nhẹ, mồ hôi trộm, miệng khô, đầu lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng mỏng, hoặc không rêu, mạch tế sác.

Tâm huyết hư:Choáng váng, sắc mặt nhợt nhạt, nhạt miệng, lưỡi nhạt, mạch tế, nhược.

Bệnh lý:Tâm âm bất túc tức là tâm dương thiên cang (vùng tâm nóng), tâm âm, tâm dương không điều hoà làm cho Tâm hồi hộp, tay chân buồn bã. Tâm âm hư thường do làm việc tinh thần nhiều, hao tổn tâm âm, nếu thấy kèm có sốt nhẹ, mồ hôi trộm, đầu lưỡi hồng mạch tế, sác là chứng của âm hư nội nhiệt. Tâm huyết hư phần nhiều do sự cung dưỡng máu không đủ, nếu thêm choáng váng, lưỡi nhạt, mạch tế, nhược (mạch nhỏ yếu) là chứng của huyết hư.

Phép chữa:Tâm âm hư nên dưỡng tâm âm, an tâm thần, thường dùng Bổ tâm hoàn. Tâm huyết hư, nên bổ dưỡng tâm có thể dùng Tứ vật thang thêm A giao để bổ huyết, gia Chích Cam thảo, Bá tử nhân để dưỡng tâm âm.

Chứng bệnh thần kinh thấy Tâm hồi hộp, mất ngủ thuộc về tâm âm hư có thể dùng dưỡng tâm âm, an tâm thần mà chữa. Do thiếu máu thấy thổn thức, choáng vàng là chứng tâm huyết hư – dùng phép chữa bổ huyết dưỡng tâm. Nếu Tâm đập quá nhanh lưỡi hồng không rêu, mạch tế, sác là tâm âm hư. Tâm âm hư dùng Sinh mạch tán để dưỡng tâm âm, liễm tâm khí; chứng Tâm đau lưỡi hồng, mạch tế sác là chứng tâm âm bất túc, có thể dùng Mạch môn, Đương tui, Hài nhi sâm, Sinh địa hoàng để dưỡng âm ích khí, Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa để hoạt huyết.

Bài trướcChứng Đàm mê tâm khiếu – đàm hoả nhiễu tâm – Tâm hoả thượng viêm
Bài tiếp theoChứng Tâm dương bất túc (tâm dương bất chấn) – triệu chứng, phép chữa, thuốc

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.