HUYỆT ĐÁI MẠCH
帶脉穴
G 26 Dài mùi (Tae Mai)
Xuất xứ của huyệt Đái Mạch:
«Linh khu – Điên cuồng»
Tên gọi của huyệt Đái Mạch:
– “Dái” có nghĩa là nịt, là dây lưng quần.
– “Mạch” có nghĩa là đường lưu hành của khí huyết.
Huyệt nằm ở trên bụng, nơi dây lưng quần đi qua. Do đó mà có tên là Đái mạch.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Đái mạch ở dưới xương sườn 1.8 thốn. Chỗ hội của Túc Thiếu dương và Đái mạch, như dây bó quản thúc các kinh lạc, chủ trị về bệnh của Đới mạch, các bệnh kinh nguyệt và bạch đới của phụ nữ”.
Tên đọc khác Đới mạch
Đặc biệt Giao hội của Đới mạch và Túc Thiếu- dương
Huyệt thứ 26 Thuộc Đởm kinh.
Mô tả huyệt của huyệt Đái Mạch:
1. Vị trí xưa:
Dưới bờ xương cụt 1,8 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Nằm nghiêng tim tại xương sườn thứ 11 thẳng vào bụng ngang với rốn, nằm dưới huyệt Kinh môn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Đái Mạch:
là cơ chéo to của bụng, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng. Mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là Đại trưởng hoặc Thận – Thần kinh vận động cơ là 6 dây than kinh gian sườn dưới và dây thẩn kinh bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh TI2.
Hiệu năng của huyệt Đái Mạch:
Điều Đới mạch, điều vinh huyết, tư can thận, lý hạ tiêu, lợi thấp nhiệt.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Đái Mạch:
1. Tại chồ:
2. Theo kinh :
Đau dây chằng bụng dưới
3 Toàn thân:
Viêm màng trong tử cung, viêm Bàng-quang, đau thần kinh tử cung, thoát vị, bạch đổi, kinh nguyệt không đều.
Lâm sàng của huyệt Đái Mạch:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Hiệp khê trị cứng bụng dưới, bế kinh (Tư sinh). Phối Huyết hải trị kinh nguyệt không đều (Tư sinh). Phối với Quan nguyên (cứu nhiều) trị suy nhược thận (Ngọc long).
2. Kinh nghiệm ngày nay:
Phối Bạch-hoàn du, Âm Lăng-tuyển, Tam-âm giao trị bạch đới nhiều. Phối Trung cực thấu Khúc tuyền, Địa cơ, Tam- âm giao trị viêm màng trong tử cung, thống kinh, bế kinh. Phối Thận tích, Hoàn khiêu, Khiêu dược, Tứ cường trị bại liệt. Phối Huyết hải trị kinh nguyệt không đều.
Phương pháp châm cứu
1. Châm Thắng, sâu 1 – 2 thon có cảm giác căng tức ở vùng bên lưng.
2. Cứu 5 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 10’20 phút.
Tham khảo của huyệt Đái Mạch:
1. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Phụ nữ bụng dưới đau cứng, kinh nguyệt không đều, dùng Đái mạch làm chủ”.
2. <<Đồng nhân» ghi rằng: “Huyệt Đái mạch trị phụ nữ bụng dưới đau tới thận, kinh nguyệt không đều, bạch đới, mót rặn, co giật, có thê cứu 5 lửa, chàm vào 6 phân”.
3. «Tư sinh» ghi rằng: “Có một phụ nữ bị xích bạch đới, có người cứu huyệt Khí hải chúa thay hiệu quả, ngày sau cứu huyệt Đái mạch thì lành dần”.
4. «Ngọc long» ghi rằng: “Thận khí xung tâm, bệnh ở mắt, dùng Quan nguyên cùng Đái mạch” (Thận khí xung tâm đắc kỷ thời, tu dụng kim châm tật tú trù, nhược dác Quan nguyên tịnh Dái mạch, tứ hải thùy hất ngưỡng minh y).
5. «Đại thành» quyến thứ 7 ghi rằng: “Phụ nữ đau bụng dưới, mót rặn, co giật, kinh nguyệt không đều, xích bạch đói”.
6. Căn cứ theo “Tô ván – Khí phủ luận” Vương Băng chú rằng huyệt Đái mạch là nơi hội cửa Túc Thiếu dương, Đái mạch.