HUYỆT TỬ CUNG Ở ĐÂU?
紫宫穴
cv 19 Zǐ gōng xué(Tseu Kong, Tsre Kong)
Xuất xứ của huyệt Tử Cung ở đâu?
Sách «Giáp ất».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Tử Cung là gì?
-“Tử” có nghĩa là màu đỏ tía.
– “Cung” có nghĩa là nhà lớn lao.
Nhâm mạch hòa vào Tâm ở huyệt này, và Tâm chi phối các mạch máu màu đỏ tía. Do đó mà có tên là Tử cung.
Theo “Du huyệt mệnh danh hội giải” ghi rằng “Tử là màu đỏ tía. Trung ương gọi là Cung. Tử cung thực tế chỉ về Tâm chủ. Xét Nhâm mạch tới đây ở bên trong là hợp ngay giữa Tâm. Tâm là chủ tể của huyết. Huyệt ở chỗ này gọi là Tử cung”.
Huyệt thứ:
19 Thuộc Nhâm mạch.
Vị trí của huyệt Tử Cung nằm ở đâu?
1. VỊ trí xưa:
Chỗ hõm dưới huyệt Hoa cái 1,6 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Trên huyệt Ngọc đường 1,6 thốn, ngang giữa xương sườn thứ 2.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Tử Cung là gì?
là xương ức – Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn T2.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Tử Cung là gì?
Tại chỗ, Theo kinh:
Kinh nghiệm Lâm sàng của huyệt Tử Cung là gì?
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Trung đình, Dũng tuyền trị đầy tức ngực (Tư sinh). Phối Ngọc đường, Thái khê trị ho xốc, bồn chồn trong ngực (Tư sinh). Phối Trung đình, Đởm du trị ăn xuống nuốt không xuống (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Liêm tuyền, Thiên đột trị sưng tắc họng. Phối Nội quan, Chiên trung trị đau ngực. Phối Phế du, Phong môn, Thiên đột trị ho.
Phương pháp châm cứu của huyệt Tử Cung là gì?
1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.
Tham khảo của huyệt Tử Cung:
1. «Thiên kim» ghi rằng: “Tử cung, Ngọc đường, Thái khê trị ho nghịch khí lên, làm tâm phiền”.
2. «Tưsinh» ghi rằng: “Tử cung, Trung đình, Dũng tuyền trị đau tức đầy hông sườn“.
3. «Dại thành» ghi rằng: “Đau tức đầy hông sườn, đau sườn ngực không ăn uống được, nôn ngược, tâm phiền, ho nôn ra máu, khạc ra nhớt trắng dẻo“.