HUYẾT KHÍ HÌNH CHÍ THIÊN
KINH VĂN
Cái số thường ở con người: Kinh Thái dương thường nhiều huyết, ít khí; kinh Thiếu dương thường ít huyết, nhiều khí; kinh Dương minh thường nhiều khí, nhiều huyết; kinh Thiếu âm thường ít huyết, nhiều khí; kinh Quyết âm thường nhiều huyết, ít khí; kinh Thái âm thường ít huyết, nhiều khí.
Túc Thái dương với Thiếu âm làm biểu, lý; Thiếu dương với Quyết âm làm biểu, lý; Dương minh với Thái âm làm biểu, lý. Đó là những kinh thuộc về túc.
Thủ Thái dương với Thiếu âm làm biểu, lý; Thiếu dương với Tâm chủ (tức bào lạc) làm biểu, lý; Dương minh với Thái âm làm biểu, lý(1). Đỏ là những kinh thuộc về thủ.
Muốn biết huyệt Phế du, lấy một cái dây, đo từ đầu vú bên nọ sang đầu vú bên kia rồi gấp đôi lại, lại lấy một đoạn dây khác, cắt bằng cái dây gập đôi nọ. Tức là có ba đoạn bằng nhau. Rồi đem ra sau lưng, để một đầu vào giữa xương Đại chùy (tức huyệt Bạch lao, một cục xương nối liền với cổ), buông đầu kia xuống dọc đường xương sống, còn hai đầu dây kia chia chẽ ra hai bên. (Đầu dây nọ cách đầu dây kia ba tấc, tức từ đường xương sổng ra đến đầu dây kia, mỗi bên một tấc năm phân). Tại nơi đầu hai dây hai bên đó, là huyệt Phế du. Cứ để in đầu dây giữa thế, quặt xuống đo một lần nữa, chỗ chỉ cùa hai đầu dây hai bên sẽ là Tâm du; lại đo xuống lần nữa, tại hai đầu dây hai bên, bên tả là Can du, bên hữu là Tỳ du; lại đo quặt xuống một lần nữa, tại hai đầu dây hai bên là Thận du. Đó là Du huyệt cùa năm Tàng, muốn dùng phương pháp “cứu, thích” phải theo phương pháp đo thế.
Hình vui, chí khổ, bệnh đó sinh ra bởi mạch, nên dùng cứu, thích để điều trị.
Hình vui, chí vui, bệnh đó sinh ra bởi nhục, nên dùng châm, thạch để điều trị.
Hình khổ, chí vui, bệnh đó sinh ra bởi cân, nên dùng phép úy (chườm) dẫn để điều trị.
Hình khổ, chí khổ, bệnh đó sinh ra bởi cuống họng, nên dùng thứ thuốc có vị ngọt để điều trị.
Thường bị kinh khủng, kinh lạc không thông, bệnh đó sinh ra bởi “bất nhân” (da thịt tê dại không biết gì), nên dùng phép nặn, bóp và rượu thuốc để điều trị.
Thích ở huyệt kinh Dương minh, cho tiết bớt khí huyết, thích ở huyệt kinh Thái dương, cho tiết bớt huyết, không nên để cho tiết khí; thích ở huyệt kinh Thiếu dương cho tiết bớt khí, không nên đế cho tiết huyệt; thích ở huyệt kinh Thái âm cho tiết bớt khí, không nên để cho tiết huyết, thích ở huyệt kinh Thiếu âm cho tiết bớt khí, không nên để cho tiết huyết; thích ở huyệt kinh Quyết âm cho tiết bớt huyết, không nên để cho tiết khí.
CHÚ GIẢI:
(1) Những biểu, lý nói đây, tức là chi về sự liên lạc giao thông, có quan hê mât thiết với nhau.