HUYỆT CHIẾU HẢI
照海穴
K 6 Zhào hǎi (Chao Rae)
Xuất xứ của huyệt Chiếu Hải:
«Giáp ất»
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Chiếu Hải:
– “Chiêu” có nghĩa là ánh nắng mặt trời hay sự sáng rực rỡ.
– “Hải” có nghĩa là biển, ở đây nói đến một lỗ hõm lớn.
Nếu một người ngồi xếp hai bàn chân khoanh lại với nhau cùng trên một mặt phẳng, một chỗ hõm lớn xuất hiện ở dưới mắt cá chân trong. Đồng thời huyệt này cũng có tác dụng trong việc chữa trị sự rối loạn mắt. Do đó có tên là Chiếu hải.
Theo “Khống huyệt mệnh danh đích thiển thuyết” ghi rằng: “Chiếu hải, Chiếu có nghĩa là ánh sáng đi tới, huyệt này chữa bệnh mắt. Hải là nơi hội tụ của nhiều dòng suối nhỏ, cho rằng huyệt chữa bệnh rộng rãi về mắt như biển”.
Tên Hán Việt khác: Âm kiểu, Âm kiều.
Huyệt thứ 6 thuộc Thận kinh
Đặc biệt Nơi Âm kiều mạch sổ sinh. Một trong Bát hội huyệt (giao hội huyệt của Túc Thiếu âm Thận với Âm-kiều mạch).
Mô tả huyệt của huyệt Chiếu Hải:
1. VỊ trí xưa:
Dưới mắt cá chân trong 1 thốn (Giáp ất, Loại kinh).
2. Vị trí nay:
Khi điếm huyệt bảo bệnh nhân gấp hoặc duỗi lật bàn chân vào trong đê xác dinh gân cơ thẳng chân sau và cơ gấp dài các ngón chân, ở thắng dưới mắt cá trong chân 1 thốn. Huyệt nằm ở chỗ hõm đo từ mỏm cao nhất của xương mắt cá chân trong xuống 1 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt:
là khe hở gân cơ cẳng chân sau và gân cơ gấp dài các ngón chân; sau mỏm chân đế. Gót của xương gót – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dày thẩn kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh S1.
Hiệu năng của huyệt của huyệt Chiếu Hải:
Thông kinh hòa vinh, tiết hỏa sơ khí, thanh thần chí, lợi yết hầu, thanh nhiệt, định thần.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Chiếu Hải:
1. Tại chỗ:
2. Theo kinh:
Viêm họng, sa tử cung, khô họng.
3. Toàn thân:
Suy nhược thần kinh, ý bệnh, động kinh, kinh nguyệt không đều, táo bón, ngứa sinh dục ngoài. Âm hư hỏa vượng.
Lâm sàng của huyệt Chiếu Hải:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Ngoại quan trị thai không xuống (Tiêu u). Phối Thái bạch, Chương môn trị bí ỉa (Đại thành). Phối Thân mạch trị bệnh ở dưới mắt cá chân (Đại thành). Phối Cưu vĩ, Tâm du trị động kinh (Đại thành). Phối Thủy tuyền, Khúc tuyển trị sa sinh dục (Tư sinh). Phối Chi cấu trị bón. Phối Nội quan mềm khối cục trong bụng (Ngọc long). Phối Đại đôn trị thương hàn (Bách chứng). Phối Bách hội, Thái xung, Âm giao trị đau yết hầu. Phối Âm giao, Khúc tuyền, Quan nguyên, Khí hải (tất cả đều tả) trị được 7 chứng sán (Tịch Hoằng). Phối Nhị kiểu, Nhị lăng trị cước khí. Phối Tam lý trị cước khí đồng thời trị bệnh ở lưng (Linh quang). Phối Nội quan hạ được thai (Y học nhập môn)
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Cự khuyết, Nội quan, Phong long trị động kinh. Phối Hợp cốc, Liệt khuyết trị sưng đau họng-thanh quản. Phối Trung cực, Tam-âm giao trị kinh nguyệt không đều. Phối củ-ngoại phiên, Tam-âm giao trị chân lật ra ngoài do liệt. Phoi Thân mạch trị chi dưới đi khó khăn.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn. Tại chỗ có cảm giác tê như điện giật xuống bàn chân hoặc bắp chân.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.
Tham khảo của huyệt Chiếu Hải:
1. «Linh khu – Nhiệt bệnh» ghi rằng: “Bí tiểu, nên thủ huyệt Âm kiều và huyệt nằm ở chòm lông tam mao, xuất huyết lạc”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Đau mắt dẫn tới khóe, đau ở bụng dưới, gù lưng co rút, hoa mắt chóng mặt thích nằm, dùng Chiếu hải làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Thoát vị, đau bụng dưới, chọn huyệt Chiếu hải làm chủ, bệnh bên trái chọn huyệt bên phải và ngược lại”.
4. «Giáp ất>> quyên thứ 10 ghi rằng: “Liệt nửa người không đi được, mất cảm giác, nhìn như thấy sao, tiểu vàng, bụng dưới nóng, họng khô, chọn Chiếu hải làm chủ.
5. «Giáp ất» quyến thứ 12 ghi rằng: “Đàn bà không kinh nguyệt, chọn Chiếu hải làm chủ”.
6. «Thiên kim» quyển thứ 4 ghi rằng: “Đàn bà rong kinh khí hư, tứ chi đau nhức, cứu Lậu âm 30 lửa, trị kinh nguyệt không ngừng, cứu trên mạch nói giao giới ở da đỏ và trắng dưới mắt cá trong, tùy theo tuổi đê cứu số lửa”.
7. < <Tư sinh» ghi rằng: “Chiếu hải, Thủy tuyền, Khúc cốt, trị phụ nữ sa sinh dục“.
8. «Đại thành» quyên thứ 6 ghi rằng: “Chiếu hải chủ trị họng khô, tâm buồn không vui, tay chân mỏi rã, sốt rét lâu ngày, thoát vị, nôn mửa thích nằm, mất cảm giác, nhìn thấy sao, đau bung dưới, phụ nữ đảo kinh, tay chân nứt lở do lạnh cơ quan sinh dục cương lên hoặc ngứa, đau bụng dưới, đái rắt, sa sinh dục, kinh nguyệt không đều“.
9. «Đại thành» quyển thứ 9 ghi rằng: “Động kinh rên như ngựa kêu, dùng Chiếu hải, Cưu vĩ, Tâm du”.
10. «Tiêu u phú» ghi rằng: “Chiếu hải trị bế tắc trong họng” (Thủ Chiếu hải trị hầu trung chi bế tắc)
11. Theo “Tô vấn – Khí huyệt luận thiên” Vương Băng chú, ghi rằng huyệt này còn gọi là Âm kiều.
12. Chiếu hải là một trong Bát mạch giao hội huyệt.
13. Chiếu hải có công hiệu thanh nhiệt lợi thấp, tư bổ can thận, đối với các bệnh tiết niệu, sinh dục, mắt, tâm thần và sưng đau họng-thanh quản có tác dụng tương đối tốt.
14. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bổ huyệt Chiếu hải để trị những chứng bệnh sau khi dược một tin buồn, bị một điều trái ý hay là bị ai làm mất lòng, sỉ nhục thấy có cảm giác vô cùng khó chịu. Huyệt này có thể trị được chứng thần kinh không yên sinh ra chứng mất ngủ, lừ dừ nhác nhớm, thì dùng nó rất hiệu quả.