HUYỆT ĐỊA CƠ
地機穴
Sp 8 Dì Jì (Ti Tsi)
Xuất xứ của huyệt Địa Cơ:
«Giáp Ất».
Tên gọi của huyệt Địa Cơ:
– “Địa” có nghĩa là đất.
– “Cơ” có nghĩa là thay đổi.
Châm vào huyệt này có khả năng tăng cường và nuôi dưỡng khí huyết trong cơ thể. Việc thúc đẩy sự thay đổi mảnh liệt và đời sống trên trái đất đều phụ thuộc vào khí của thiên địa, đó là năng lượng thiết yếu. Do đó mà có tên là Địa cơ (Sự thay đổi của địa khí).
“Y kinh lý giải” định nghĩa Địa cơ như sau: “Địa cơ là máy dệt của đất, Khích huyệt của Thái-âm, ở dưới đầu gối 5 thốn, nơi chỗ hõm mặt trong xương chày”.
Tên Hán Việt khác: Tỳ xá, Địa cơ.
Huyệt thứ : 8 Thuộc Tỳ kinh
Đặc biệt: Khích huyệt của Tỳ
Mô tả huyệt của huyệt Địa Cơ:
1. Vị trí xưa:
Dưới đầu gối 5 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Khi điểm huyệt để thẳng chân, dưới Âm Lăng-tuyền 3 thốn. Huyệt ở sát bờ sau- trong xương chày.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Địa Cơ:
là bờ sau- trong xương chày, chỗ bám của cơ sinh đôi trong, cơ dép và cơ gấp dài các ngón chân, cơ cẳng chân sau. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L4.
Hiệu năng của huyệt Địa Cơ:
Hòa tỳ lý huyết, hòa vinh huyết, điều bào cung.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Địa Cơ:
1. Theo kinh :
Căng tức bụng dưới, kinh nguyệt không đều, xuất huyết tử cung, thống kinh.
2. Toàn thân:
Phù thũng, di tinh, bệnh ở tử cung, không muốn ăn, ăn vào đói liền, đái khó, đau lưng, trưng hà.
Lâm sàng của huyệt Địa Cơ:
Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Quan nguyên, Tam- âm giao trị thống kinh. Phối Trung đô, Dương phụ trị chi dưới khó đi.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1,5 – 2,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức có khi lan tối vùng cẳng chân.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt Địa Cơ:
1. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “ỉa chảy, đau trong bụng, tạng tỳ, dùng Địa cơ làm chủ”.
2. «Đồng nhân» ghi rằng: “Địa cơ trị phụ nữ huyết hà, đàn ông ỉa chảy khí trướng ỏ bụng sườn. Phù thủng bụng cứng không muốn ăn, tiểu tiện không thông”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Địa cơ chủ về đau thắt lưng không thể cúi ngửng, ỉa lỏng, bụng sườn trương, phù thủng bụng cứng, không thích ăn, tiểu không thông, tinh khí không đủ, đàn bà bị chứng trưng hà, đè vào như nước rót vào đùi trong đến-đầu gối”.
4. Địa cơ theo “Giáp ất kinh” gọi là Tỳ xá, “Nhập môn” gọi là Địa cơ.
5. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng, huyệt này là Khích huyệt của Túc Thái âm kinh.