HUYỆT THÔNG CỐC
通谷穴
K 20 Tōng gǔ xué (Trong Kou)
Xuất xứ của huyệt thông Cốc:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt thông Cốc:
-“Phúc” có nghĩa là bụng, ở dây phân biệt với huyệt Thông cốc ở chân thuộc Túc Thái-dương Bang-quang kinh.
– “Thông” có nghĩa là đến, ngang qua
– “Cốc” có nghĩa là thung lũng, hai bên núi giữa có một lối nước chảy gọi là cốc.
Thận và Xung mạch đi qua đây trên đường ngực, nên có tên là Thông cốc.
Theo “Du huyệt mệnh danh hội giải” ghi rằng: “Thông cốc, Thông chỉ tuyên đạt, là nơi Thận mạch và Xung mạch đi quan, lên ngực và tản ra nên dược gọi là Thông cốc”.
Tên Hán Việt khác của huyệt thông Cốc:
Phúc Thông-cổc.
Huyệt thứ:
20 Thuộc Thận kinh.
Đặc biệt của huyệt thông Cốc:
Hội của Túc Thiếu âm và Xung mạch.
Mô tả của huyệt thông Cốc:
1. Vị trí xưa:
Dưới huyệt U môn 1 thốn, cách đường giữa bụng 0,5 thốn (Giáp ất, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
xác định huyệt Thượng quản xong đo ra 0,5 thốn. Hoặc trên rốn 5 thốn do ra mỗi bên 5 phân.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt thông Cốc:
là cân cơ chéo to của bụng, bò trong cơ thắng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là dạ dày – Thần kinh vận đông cơ là 6 nhánh gian sườn dướì và dây bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T7.
Tác dụng trị bệnh của huyệt thông Cốc:
1. Tại chỗ :
Đau thần kinh liên sườn.
2. Theo kinh:
3. Toàn thân:
Lâm sàng của huyệt thông Cốc:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Chương môn trị hay sợ (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Trung quản, Túc Tam-lý, Thượng quản trị tiêu hóa kém.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thắng, sâu 1 1,5 thốn.
2. Cứu 3 5 lửa.
3. Ôn củu 10 – 20 phút.
* Chú ý Có thai gần sinh không châm cứu.
Không được châm sâu để tránh tổn thương tới gan.
Tham khảo của huyệt thông Cốc:
1. «Giáp ất» quyên thứ 12 ghi rằng: “Ăn uống hay nôn, không nói được, dùng Thông cốc làm chủ”. Sách ghi rằng: “Dưới lười sưng khó nói, lưỡi trụt, dùng Thông cốc làm chủ”.
2. «Thièn kim» quyên thứ 30 ghi rằng: “Đau tim, ác khí xông lên, đau gấp ở sườn, cứu Thông cốc 50 lửa”.
3. «Tư sinh» ghi rằng: “Thông cốc, Chương môn, trị hay sợ sệt”.
4. «Đạì thành>> quyên thứ 6 ghi rằng: “Chủ trị ăn uống vào là muốn nôn mửa, câm đột ngột, cục hòn kết trong hông sườn, ăn không tiêu, tim hoảng hốt, hay nôn, mắt đỏ đau bắt đầu từ khóe mắt trong”.
5. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng: “Phúc Thông CốC là nơi hội của Xung mạch, Túc Thiếu-âm“.