HUYỆT THƯỢNG QUAN
上關穴
G 3 Shàng guān xué .
Xuất xứ của huyệt Thượng Quan:
«Linh khu – Bản du».
Tên gọi của huyệt Thượng Quan:
-“Thượng” có nghĩa là ở phía trên, ở trên
– “Quan” có nghĩa là của ải, khớp nối, ở khớp.
Huyệt ở trên Hạ quan (ô khớp dưđi). Do đó mà có tên là Thượng quan.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Trước tai gọi là Quan. Huyệt ở tại mép tai trên ở chót đầu xương, nên gọi là Thượng quan”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Thượng Quan:
Khách chủ. Khách chủ nhân. Thái dương.
Đặc biệt của huyệt Thượng Quan:
Hội của Thủ túc Thiếu-dương, Túc Dương-minh.
Huyệt thứ:
3 Thuộc Đởm kinh.
Mô tả của huyệt Thượng Quan:
1. Vị trí xưa:
Góc trên trước tai ở đầu xương nổi lèn khi há miệng thấy có hõm (Giáp ất). Trưóc tai ỗ bờ trên đầu xương (Dồng nhân Phát huy, Đại thành).
2. Vi trí nay:
Xác định huyệt Hạ quan, đo thẳng lên, ở bờ trên xương gò má. Huyệt ở chỗ hỏm bà sau chân tóc mai.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thượng Quan:
là cơ tai trưóc, cơ thái dương, xương thái dương – Thần kinh vận động cơ là nhánh dây mặt, nhánh sọ não số V. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh V3.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thượng Quan:
Tại chỗ, theo kinh:
Ù tai, điếc, viêm tai giữa, đau răng cấm khẩu, liệt mặt.
Lâm sàng của huyệt Thượng Quan:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Hạ quan trị liệt mặt (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Cự liêu, Hợp cốc trị đau răng hàm trên. Phối Hạ quan, Thính cung, Hợp cốc trị cấm khẩu. Phối Thái dương, Ty trúc không, Hợp cốc, Ngoại quan trị đau đầu. Phối Cự liêu, Hòa liêu, Thừa tương, Đại nghênh trị liệt mặt.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 0,7 – 1 thốn.
2. Cứu Không cứu.
3. Ôn cứu 3-5 phút.
Tham khảo của huyệt Thượng Quan:
1. «TỐ vấn – Khí phủ luận thiên» Vương Băng ghi rằng: “Thượng quan là nơi hội của Thủ túc Thiếu-dương, Túc Dương-minh“.
2. «Giáp ất>> quyển thứ 10 ghi rằng: “Co giật, miệng sủi bọt mép”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Châm vào quá sâu làm cho tai ngưòi ta không nghe được”.
4. «Tô vấn – Thích cấm luận thiên» ghi rằng: “Châm huyệt Khách chủ nhân sâu vào trống mạch bên trong làm rò bên trong gây điếc”.
5. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Đau tai, tai ù, dùng Thượng quan làm chủ nhưng không được châm sâu quá”.
6. «Giáp ât» quyển thứ 12 ghi rằng: “Đau sâu răng hàm trên, sợ lạnh, châm Thượng quan làm chủ”.
7. «Đồng nhân» ghi rằng: “Cứng môi mép, điếc, co giật miệng chảy nước dãi, hoa mắt, cấm khẩu, liệt nửa người, liệt mặt, trong tai như ve kêu”.
8. Theo “Giáp ất” huyệt Thượng quan còn gọi là Khách chủ nhân.