HUYỆT THƯỢNG QUẢN
上脘穴
cv 13 Shàng wǎn xué (Chang Koann).
Xuất xứ của huyệt Thượng Quản:
«Linh khu».
Tên gọi của huyệt Thượng Quản:
– “Thượng” có nghĩa là ở trên.
– “Quản” ở đây có ý chỉ tới dạ dày.
Huyệt nằm trên Trung quản 1 thon, nó ở vùng thượng vị phía trên nên gọi là Thượng quản.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Quản, có nghĩa là Vị phủ, lại thông với quản (có nghĩa là ống), huyệt ở dưới Cự khuyết 1 thốn, ngay ở miệng trên của Vị nên gọi là Thượng quản”.
Tên đọc khác của huyệt Thượng Quản:
Thượng hoãn.
Tên Hán Việt khác của huyệt Thượng Quản:
Vị quản, Thượng kỷ’.
Huyệt thứ:
13 Thuộc Nhâm mạch.
Đặc biệt của huyệt Thượng Quản:
Giao hội của Túc Dương-minh. Thủ Thái-dương, Nhâm mạch.
Mô tả của huyệt Thượng Quản:
1. Vị trí xưa :
Dưới huyệt Cự khuyết 1 thốn, từ xương ức xuống 3 thốn (Giáp ất). Trên lỗ rốn 5 thốn, dưới huyệt Cự khuyết 1 thốn (Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Trên đường giữa bụng, từ rốn đo lên 5 thốn. Khi điểm huyệt nằm ngửa.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thượng Quản:
là đường trắng. Dưới nữa là mạc ngang, phúc mạc. Phần ngang của dạ dày. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T7.
Hiệu năng của huyệt Thượng Quản:
Lý tỳ vị, hóa đàm trọc, sơ khí cơ, định thần chí, hóa thấp giáng nghịch.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thượng Quản:
Tại chỗ, theo kinh:
Viêm dạ dày cấp mãn tính, no hơi, co thắt dạ dày, co thắt thực đạo.
Lâm sàng của huyệt Thượng Quản:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Trung quản trị đau dạ dày (Ngọc long). Phối Trung quản trị trống hàn thương thực, ăn uống không tiêu (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Nội quan, Công tôn trị co thắt thực đạo. Phối Nội quan, Thủ Túc Tam-lý trị viêm dạ dày cấp tính. Phối Phong Long, Phong trì, Thân mạch, Chiêu hải, Hậu khê trị động kinh. Phối Trung quản trị các loại đau tim.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1,5 – 2 thốn, có cảm giác căng nặng ở vùng bụng trên.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 15 phút.
Tham khảo của huyệt Thượng Quản:
1. «Bách chứngphú» ghi rằng: “Nói cuồng chạy bậy, tức ở Thượng quản chọn huyệt Thần môn” (Phát cuồng lung tẩu, Thượng quản muộn thủ vu Thần môn).
2. «Kim giám» ghi rằng: “Khí bôn đồn tích ở vị, chứng phục lương tích ở tâm, chọn huyệt Thượng quản”.
3. «Thắng ngọc ca» ghi rằng: “Đau tâm tỳ, châm Thượng quản” (Tâm thống tỳ thống, ThuỢng quản thủ).
4. «Tịch hoàng phú>> ghi rằng: “Hai ngày âm dương tìm Phong phủ, nôn mửa lại cần châm Thượng quản” (Dương âm nhị nhật tầm Phong phủ, ẩu thổ hoàn tu Thượng quẫn liệu)
5. «Ngọc long ca» ghi rằng: “Chín loại đau tim và đau tỳ, châm huyệt Thượng quản rất hay, nếu tỳ bại thì bổ Trung quản” (Cửu chủng tâm thòng cập tỳ thống, Thượng quan huyệt nội dụng thần châm, nhược hoàn tỳ bai Trung quản bô, lưỡng châm thần hiệu miễn huyệt xâm).
6. Càn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng huyêt Thượng quản là nơi hội của Nhâm mạch, Túc Dương-minh, Thủ Thái-dương.
7. Ha quản, Trung quản, Thượng quản đều trị bệnh đau dạ dày và ruột, nhưng cả ba huyết mỗi huyệt đều có một sỏ trường riêng. Hạ quản thi tán mà đi, nên trị dạ dày kết hợp thông trường phủ. Trung quản thì hòa mà tiêu, nên trị dạ dày mà sinh trung khí. Thượng quản thì ức chế mà giáng xuống, nên trị dạ dày kết hợp thư hông cách”.
8. về vị trí của huyệt này, mỗi sách nói mỗi khác. Theo “Giáp ất” quyển thứ 3, “Đồ dực ‘ ghi rằng: “Thượng quản ỏ dưdi Cự khuyết 1 thốn 5 phân, dưdi xương ức 3 thốn”. Còn “Dông nhân”, “Phát huy” lại ghi rằng: “Dưói huyệt Cự khuyết 1 thốn, hợp 1 thốn 5 phân, dưdi xương ức 3 thốn”. Ngày nay các sách thưồng theo “Thiên kim”, “Đại thành” làm chuẩn là “ở dưới huyệt Cự khuỵêt 1 thốn” tức là ở trên rốn 6 thốn.
9. Theo “Mạch kinh” huyệt này còn gọi la Thượng quản.
10. Khi châm huyệt này mũi kim hơi chếch lên trên đồng thời vê kim liên tục, cảm giác của châm theo Nhâm mạch chạy vào bụng rồi hướng dần lèn trên vùng ngực, có ít bệnh nhân chạy vào trong miệng, có một vài bệnh nhân chạy lên dỉnh đầu. Mũi kim hơi chếch xuống dưới đồng thỏi vê liên tục, cảm giác châm theo Nhâm mạch mà chạy vào ưong bụng lần lần
xuống dưới. Châm thẳng lại có cảm giác căng tức nặng ở tại chỗ dưới bụng có cảm giác như lòng bàn tay lón, rất ít khi phóng lan ra hai bên phải trái hoặc lên xuóng. Khi châm mũi kim chệch ra ngoài bên phải hay bên trái thì có cảm giác chạy lần ra vùng phía hông sưòn của mũi kim châm. Phương hưdng của mũi kim nên căn cứ vào nơi vùng đau mà thăng giáng đê hòa vị khí. Chẳng hạn như bệnh ở Thực đạo thì châm chếch mũi kim lên trên, làm cho cảm ứng tới thực đạo, như vị khí thượng nghịch làm cho mũi kim hưdng xuống dưới làm cho cảm ứng xuống mà lên mói tót.
11. Trong những bệnh gan lớn, lách lớn bờ của nó nằm dưới huyệt này thì cấm châm vào, nếu châm cũng không nên chếch kim qua phải hoặc trái để tránh tổn thương gan lách. Lúc thủ pháp không nên dùng Đề tháp hoặc kim thô, đê châm tránh thũng trường vị hoặc làm mủ sinh ra viêm phúc mạc. Sau khi châm không nên ăn no, ăn quá nhiều làm tổn thương Tỳ Vị, ảnh hưỏng kém lúc điều trị.