HOA ĐÀ GIÁP TÍCH

華陀夾脊穴
Ex – B2 Huá tuó jiā jí xué

HOA ĐÀ GIÁP TÍCH
HOA ĐÀ GIÁP TÍCH

Xuất xứ của huyệt Hoa Đà Giáp Tích:

«Trửu hậu bị cấp phương».

Tên gọi của huyệt Hoa Đà Giáp Tích:

-“Giáp” có nghĩa là ỏ bên hay bên cạnh
– “Tích” có nghĩa là cột sống.
Huyệt nằm dọc hai bên cột sống. Còn được gọi là “Hoa-Đà giáp tích” (Huatuojiaji) bỏi người ta cho rằng Hoa Đà là vị thầy thuốc đã phát hiện ra và là người đầu tiên dùng tới nó, nên gọi là Hoa- Đà giáp tích.

HOA ĐÀ GIÁP TÍCH
HOA ĐÀ GIÁP TÍCH

Tên Hán Việt khác của huyệt Hoa Đà Giáp Tích:

Đà tích, Giáp tích.

Đặc biệt của huyệt Hoa Đà Giáp Tích:

Kỳ huyệt

Mô tả huyệt của huyệt Hoa Đà Giáp Tích:

HOA ĐÀ GIÁP TÍCH
HOA ĐÀ GIÁP TÍCH

1. Vị trí xưa:

Hai bên cột sống lưng chính giữa huyệt xương lớn, đo ra mỗi bên 1 thốn (Trửu hâu bị cấp phương)

2. Ti trí nay:

Từ dưới gai sau đốt sống lưng thứ 1 đến dưới gai sau đốt sống thắt lưng 5, đường giữa cột sống ngang ra 0,5 thốn, mỗi bên có 17 huyệt hai bên cộng 34 huyệt.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hoa Đà Giáp Tích:

Từ cạn đến sâu có: Từ đốt sống lưng 1 đến đốt sống lưng 5 là cơ thang, từ lưng 1 đến lưng 4 thêm cơ trám, từ lưng 1 đến lưng 3 thêm cơ răng bé sau-trên Từ đốt sống lưng 6 đến đốt sống lưng 12 là cơ thang, cơ lưng to, ở đốt sống lưng 11 và 12 thêm cơ răng bé sau-dưới. Từ đốt sống thắt lưng 1 đến đốt sổng thắt lưng 5 là cân cơ lưng to, ở đốt sống thắt lưng 1 và 2 thêm cơ răng bé sau-dưới. Dưới lớp sâu là khối cơ rãnh cột sống như cơ gian-gai, cơ bán gai, cơ ngang gai. Các đốt sống và khoảng gian, đổt sống – Thần kinh vận động cơ là một nhánh của dây thần kinh sọ não số 11, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay và các nhánh của các rễ thần kinh sống.

HOA ĐÀ GIÁP TÍCH
HOA ĐÀ GIÁP TÍCH

Tác dụng trị bệnh của huyệt Hoa Đà Giáp Tích:

Ho, suyễn, lao phổi, viêm khí quản, suy nhược thần kinh, các loại bệnh mãn tính, bệnh trường vị, các loại bệnh thuộc gan mật, tiết niệu, sinh dục, đau vai lưng, thắt lưng, liệt bai

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, dùng khi châm vào rễ thần kinh thì hơi hướng mũi kim vào bên trong một chút, sâu 1,5 thốn (ở đốt sống cổ, lưng) và 2,5 thốn (ở đốt thắt lưng) khi kích thích tại chỗ có cảm giác như điện giật tới tứ chi hoặc lan ra 2 bên sườn – Châm xiên, Trong trường hợp khi bị viêm khớp đốt sóng thì nên châm mũi kim lên trên đốt sống, dưới da sâu 1-1,5 thốn, hoặc châm huyệt này xuyên qua huyệt kia 2 – 3 thốn khi kích thích có cảm giác căng tức tại chỗ.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ồn cứu 5 – 20 phút.

HOA ĐÀ GIÁP TÍCH
HOA ĐÀ GIÁP TÍCH

Tham khảo của huyệt Hoa Đà Giáp Tích:

1. «Hậu hán thư» ghi rằng: “Hoa Đà biệt truyện ghi rằng, có bệnh nhân chân đi khập khễnh khó đi lại. Hoa Đà chẩn mạch, bảo bệnh nhân cỏi bỏ áo quần, điểm 10 chỗ nơi lưng, mỗi nơi đo ra 1 thốn hoặc 5 phân, cứu vào nơi đây mỗi nơi 7 lửa, sau khi cứu vết thương của cứu lành thì đi được. Sau khi cứu lành mà cứu lại đợt khác ở Giáp tích trên dưới 1 thốn, có thể đi đứng thẳng được”.
2. «Trửu hậu bị cấp phương» ghi rằng: “Dùng ngón tay véo da xương cột sống ở nơi đó, dưới sâu đau thì kéo lên từ xương cụt cho tới đỉnh là được, nếu chưa đỡ làm tiếp”.
3. «Thôi nã tiên thuật» ghi rằng: “Thương hàn đau nhức các khớp xương, ở từ đó dùng ngón tay xoay đẩy đến xương cụt”.
4. «Tiêu nhi thôi nả quảng ý» ghi rằng: “Cột sống lưng từ dưới chậm từ từ nắn đi lên, mặc dù người lớn có thể nôn”.
5. «Châm cứu khống huyệt cập kỳ liệu pháp tiện lãm» ghi rằng: “Đà tích là kỳ huyệt, cứu 3 – 7 lửa (mỗi lần cứu có thể chọn dùng 3-5 huyệt, tức là 6 – 10 điểm, thay nhau để dùng vòng quanh như thế), chủ trị suy nhược thần kinh, lao phổi, viêm khí quản, gầy gò suy nhược”.
6. «Châm cứu kinh ngoại kị’ huyệt đồ phô” ghi rằng: “Huyệt này vị trí có sách nói rằng ở tại chính giữa cột sống lưng-thắt lưng đo ra mỗi bên 8 phân, có thể châm 5 phân đến 1 thốn rưỡi, hoặc vừa châm vừa cứu, đế trị viêm cột sống do phong thấp, đau nhức cột sống thắt lưng“.

HOA ĐÀ GIÁP TÍCH
HOA ĐÀ GIÁP TÍCH

7. “Niết tích” tức là vuốt dọc theo hai bên cột sống là phương pháp phòng trị bệnh bằng cách véo da vùng cơ hai bên cột sống để chữa bệnh cam tích trẻ con, kém ăn, táo bón, ho suyễn, khóc đêm, đái dầm. Dùng cho người lớn để trị mất ngủ, suy nhược thần kinh, rối loan tiêu hóa, kinh nguyệt không đều, làm tăng sức khỏe.
8. Huyệt này theo “Trửu hậu bị cấp phương” gọi là Giáp tích, theo “Trung quốc châm cứu học” gọi là Hoa-Đà giáp tích.
9. «Trửu hậu» ghi rằng: “Phương pháp của Hoa Đà nói sách “Thiền kim dực” ghi rằng: “Chữa chứng hoắc loan vọp bẻ, bảo bệnh nhân nằm sấp, xuôi duỗi hai tay sát người, lấy dây vòng ngang hai cùi chỏ, ngay hai bên dưới dây giữa xương sống, mỗi nơi đo ra 1,5 thốn gọi là Giáp-tích huyệt, cứu vào 100 lửa”.
10. «Dưỡng chơn tập» ghi ràng: “Trong thân người có mạch, kể ra 12 bộ Chính kinh và 8 bộ Kỳ kinh. Nhưng chỉ có 2 mạch Nhâm, Đốc là quan hệ nhất đến việc sinh tử của con người, với kẻ phàm phu thì mạch Nhâm ở nơi bụng bắt dưới mà đi lên trên, còn mạch Đốc ở sau lưng bắt trên mà đi xuống dưới, trước sau hai mạch giãn cách với nhau, cho nên hóa cơ (máy sinh hóa) mất căn bản. Bỏi cớ ấy nên mạng sống tùy theo khí bẩm yếu mạnh mà ra ngắn dài. Tiên gia biết được mạch Nhâm là chỗ tổng hội các phần âm, còn mạch Đốc là nơi thống nhiếp các phẩn dương. Hai mạch nếu thông, thì trăm mạch đều thông. Cho nên Tiên gia thối âm phù, tiến dương hỏa, làm phép vận chuyển Hà xa. Hà xa là bánh xe quay nước để chỏ dược vật (thuốc của Tiên gia). Vận chuyến hà xa cho thông hai mạch, lên thì gọi là Tiên, xuống thì gọi là Thối. Theo phép này thì phải ngưng thần nhập Khí huyệt, ấy gọi là Qui căn; thần khí giữ nhau, khắng khít không rời. Chờ đến khi tịnh cực (tịnh đến cực điểm) rồi thì phát động, ấy là thần trổ lại thừa khí mà thượng thăng nơi Nê-hoàng-cung. Chừng đó đường Hà xa mới thông. Phải biết đường Hà xa, tức là hai mạch Nhâm Đốc của thân ta đó. Hồi khí mới phát sinh, nó uất chưng, Uất chưng, có nghĩa là nước nhờ có lửa nấu chưng nên sinh ra khí, càng nhiều càng mạnh, bồng bột như trong nổi nước sôi đậy nắp kín nơi khoảng giữa hai quả Thận, tràng dẫy lên trên Ngũ du. Ngũ du là năm thứ huyệt ăn vô ngũ tạng. Ấy là kinh thủy loạn hành, chẳng còn do nơi mương rãnh nữa. Ta mau đem thần chuyên về Vĩ lư, rồi lên tới Giáp tích. Giáp tích khó qua thì lưỡi trụ ổ gà, khiến nó lên Phong phủ mà thẳng tuốt tới Nê- hoàng. Thần với khí giao hội nơi chỗ đó, thì mới nghe trong mình thư thái điều hòa. Một chút thì nó biến ra cam lộ. Mau lấy lưỡi dẫn nó từ trên Thước kiều mà đi xuống khai thông Hội-yết, qua Trùng-lâu, dạo Giáng-cung, trở về chỗ chứa nó (Khí huyệt) thì nghỉ. Gội rưới giáp vòng như vậy lâu rồi thuần thục, khí mãn ba điền. Ba điển là ba Đơn-điền, chỗ dưỡng đơn. Dưới trên giao thái. Đây là chỗ gọi:
Thường sử khí thông, quan thâu tiết, Tự nhiên tinh mãn, Cốc tồn thần.
Nghĩa là:
Vận khí thông quan, xoi côt tiết, Tự nhiên tinh đủ, dưỡng ngươn thần.
Bạch Tần lão nhân nói rằng: “Từ chỗ: Theo phép này. sắp xuống mấy câu, muôn quyên Đơn kinh chẳng nói ra ngoài vòng đó. Nói ra ngoài vòng đó là bàng môn. Chỗ Lão Tử gọi rằng: “Trí hư cực, thủ tịnh đốc, vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan kỳ’ phuc. Nghĩa là: Phăng chỗ hư trống (trống, cho cùng bực, giữ lòng tịnh (lặng) cho hết sức, thì muôn vật đểu phát hiện (hư trung sanh thực, vô trung sanh hữu), ta nhân đó mà thấy lại được bản lai hư tịnh là cái tâm của ta hổi ban sơ, tức là nói vào đây. (Theo kinh Dịch, âm cực thì nhất dương trở lại sinh nơi dưới, gọi là quẻ Phục. Phục là cái Đạo sinh sinh vô cùng chẳng dứt). Phải biết quí nó ! rán giữ lấy nó ! Nhất là nguyện kẻ thượng đắng căn kết hết lòng làm theo đó”.
11 Các huyệt Trụ trắc, Vị nhiệt, Trung suyễn, Tỳ nhiệt, Thận nhiệt, Thận tích. đều ở trong Giáp Tích.
12. Thường có thể kích thích bằng Mai hoa châm, ngày xưa trẻ con người ta thường hay bồng ngược rồi thuận tay vuốt dọc hai bên cột xương sống để trẻ mau lớn và kích thích tiêu hóa, chống còi và làm cho cột sống thắng.
13 Hiện nay, huyệt này được các nhà châm cứu phân chia ra như sau:

– Từ xương cố thú nhất đến xương thắt lưng thứ 5, từ mỗi gai đót sống đo ra 0,5 – 1 thốn, cộng cả 2 bên phải trái là 48 huyệt. Những huyệt từ xương cùng 2-4 cũng đo như trên (có sách có thể lấy huyệt Bát liêu để thay thế), về phương diện chọn huyệt và phối huyệt có thể căn cứ vào sự phân bố của kinh mạch, gốc phân bố thần kinh và tiết đoạn thần kinh hoặc áp thống điểm ở đó để chọn huyệt, về phương diện điều trị có thế căn cứ vào như sau: Huyệt Giáp tích ở đốt sống cô 1-4 trị bệnh ở đầu; sống cổ 1-7 trị bệnh ở cổ gáy; sống cổ 4-sống lưng 1 trị bệnh ở chi trên; song cổ 3-sống lưng 9 trị bệnh ở nội tạng xoang ngực, thành ngực; sống lưng 5 thắt lưng 5 trị bệnh ở nội tạng của xoang bụng; sống lựng 11-cùng 2 trị bệnh ở thắt lưng, lúng cùng; thắt lưng 2-lưng cùng 2 trị bệnh ở chi dưới; thắt lưng 1-lưng cùng 4 trị bệnh nội tạng của hố chậu, thống điểm ở đó để chọn huyệt về phương diện điều trị có thê căn cứ vào như sau: Huyệt Giáp tích ở đốt sống cổ 1-4 trị bệnh ở đầu: sống cô 1-7 trị bệnh ở cô gáy; sống cổ 4-sống lưng 1 trị bệnh ỏ chi trên; sống cô 3-sống lưng 9 trị bệnh ỏ nội tạng xoang ngực, thành ngực; sóng lưng 5-thắt lưng 5 trị bệnh ỏ nội tạng của xoang bụng; sống lưng 11-cùng 2 trị bệnh ổ thắt lưng, lưng cùng; thắt lưng 2-lưng cùng 2 trị bệnh ỏ chi dưới; thắt lưng 1-lưng cùng 4 trị bệnh nội tạng của hố chậu.

HOA ĐÀ GIÁP TÍCH
HOA ĐÀ GIÁP TÍCH

 

Bài trướcHOA CÁI
Bài tiếp theoHOANG DU

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.