HOÀNH CỐT
横骨穴
K 11 Héng gǔ xué

HOÀNH CỐT
HOÀNH CỐT

Xuất xứ của huyệt Hoành Cốt:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Hoành Cốt:

– “Hoành” có nghĩa là nằm ngang.
– “Cốt” có nghĩa là xương.
Theo giải phẫu cổ, xương mu người ta gọi là Hoành cốt. Huyệt nằm ở bên xương mu. Do đó có tên là Hoành cốt.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở dưới Đại hách 1 thốn, dưới huyệt Hoang du 5 thốn, bỏi huyệt ở giữa xương mu, trên bộ phận sinh dục nên được gọi là Hoành cốt”.

HOÀNH CỐT
HOÀNH CỐT

Tên Hán Việt khác của huyệt Hoành Cốt:

Hạ cực, Khuất cốt, Tủy không, Khúc cốt.

Huyệt thứ:

11 Thuộc Thận kinh

Đặc biệt của huyệt Hoành Cốt :

Giao hội của Túc Thiếu âm, Xung mạch.

Mô tả của huyệt Hoành Cốt:

HOÀNH CỐT
HOÀNH CỐT

1. VỊ trí xưa:

Dưới huyệt Đại hách 1 thốn, cách đường giữa bụng 0,5 thốn (Giáp ất).

2. VỊ trí nay:

Nằm ngửa, xác định huyệt Khúc cốt đo ra 5 phân, sát bờ trên xương mu.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hoành Cốt:

là cân cơ chéo to của bụng, cơ tháp, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là ruột non, (Bàng-quang khi chứa đầy nước tiểu, tử cụng khi có thai) – Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng -sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh L1.

HOÀNH CỐT
HOÀNH CỐT

Tác dụng trị bệnh của huyệt Hoành Cốt:

1. Tại chỗ:

Thoát vị, viêm đường tiểu.

2. Theo kinh:

Đái dầm, liệt dương, di tinh.

HOÀNH CỐT
HOÀNH CỐT

Lâm sàng của huyệt Hoành Cốt:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Đại cự, Kỳ môn trị đầy bụng dưới, tiểu khó (Tư sinh). Phối Hoang du trị ngũ lâm cửu tích (Bách chứng). Phối Đại đô trị khí trệ lưng đau đứng lâu không được (Tịch hoằng).

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Quan nguyên, Tam-âm giao trị tiểu không thông.

HOÀNH CỐT
HOÀNH CỐT

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn
2. Cứu 3 – 5 lửa
3. Ôn cứu 10-20 phút
* Chú ý:
(1) . Có thai cấm châm, bí đái không được châm sâu.
(2) Lỡ bị ngộ châm làm bệnh nhân bị bí đái, nên châm huyệt Dũng tuyền để giải cứu, châm sâu 5 phân, nằm ngửa dùng thủ pháp triền nhiên (vê kim) chừng 1 phút, đợi cho đến khi bệnh nhân thấy dễ chịu hay mắc tiểu là rút kim ra.

HOÀNH CỐT
HOÀNH CỐT

Tham khảo của huyệt Hoành Cốt:

1. «Giáp ất» quyên thứ 9 ghi rằng: “Đau bụng dưới, tiểu khó, sĩa dái, dùng Hoành cốt làm chủ”.
2. «Thiên kim» quyển thứ 2 ghi rằng: “Hoành cốt trị phụ nữ đái không tự chủ, cứu Hoành cốt 7 lửa”.
3. «Thiên kim» quyên thứ 24 ghi rằng “Sa trực trường lâu năm không dứt, cứu Hoành cốt 100 lửa”.
4. «Tư sinh» ghi rằng: “Hoành cốt, Đai cự, Kỳ môn trị đầy bụng dưới, tiểu khó”.
5. «Đại thành» quyên thứ 6 ghi rằng: “Hoành cốt trị ngũ lâm, tiểu tiện không thông, sĩa dái (thoát vị bìu), đầy bụng dưới, mắt đỏ đau từ khóe mắt trong, ngũ tạng suy kiệt, mất tinh”.
6. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Hoang du, Hoành cốt trị ỉa chảy, tích lâu ngày trong ngũ lâm”.

HOÀNH CỐT
HOÀNH CỐT

7. «Tịch hoằng phú» ghi rằng: Thắt lưng đau do khí trệ không đứng lâu được, dùng Hoành cốt, Đại đô để cấp cứu” (Khí trệ yêu thống bất năng cửu lập, Hoành cốt, Đại đô nghi cứu cấp).
8. Huyệt Hoành cốt, “Giáp ất” còn gọi là Hạ cực, “Thiên kim” gọi là Khúc-cốt đoan.
9. Huyệt Hoành cốt là nơi hội của Xung mạch, Túc Thiếu-âm. Cách phân thốn đo ngang từ Hoành cốt đến u môn có nhiều sách khác nhau: Theo “Tố vấn – Thủy nhiệt huyệt luận thiên” Vương Băng chú, “Giáp ất”, “Thiên kim”, “Ngoại đai”, “Đồng nhân”, “Phát huy”, “Đồ dực”, “Kim giám” đều ghi rằng: “Từ chính giữa đo ra 5 phàn”. “Đại thành”, “Khảo huyệt biên” đều ghi rằng: “Từ Hoành cốt đến Hoang du hai bên phải trái gồm 12 huyệt, mỗi huyệt từ đường chính giữa đo ra mỗi bên 1 thốn. Thương khúc đến u môn 2 bên phải trái gồm 10 huyệt, mỗi huyệt từ đường chính giữa bụng đo ra 1 thốn 5 phân”. “Thanh tế”, “Đại toàn”, “Nhập môn” đều ghi rằng: “Từ đường chính giữa đo ra mỗi bên 1 thốn 5 phân”. Sách này tôi theo thuyết của “Giáp ất”.

HOÀNH CỐT
HOÀNH CỐT
Bài trướcHOÀNG HUYỄN
Bài tiếp theoHOÀNH CỐT

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.