HUYỆT KHÍ XUNG 

氣沖穴
S 30 Qì chōng xué

HUYỆT KHÍ XUNG 
HUYỆT KHÍ XUNG

Xuất xứ của huyệt khí Xung:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt khí Xung:

– “Khí” có nghĩa là năng lượng cần thiết cho sự sống, ở đây khí chảy vào các kinh ở vùng bẹn.
– “Xung” có nghĩa là vọt, trút xuống hay đi ngược lên.
Huyệt ở vùng bẹn, xuất phát từ bụng, huyệt biểu hiện sự rối loạn khí ở phía trên, đặc biệt trong khi có thai đau vào buổi sáng. Do đó mà có tên là Khí xung (Khí ngược lên)
Có người cho rằng huyệt này là nơi của mạch khí Vị kinh đi lên, lại là nơi vùng lên của mạch Xung cho nên gọi là Khí xung.

HUYỆT KHÍ XUNG 
HUYỆT KHÍ XUNG

Tên Hán Việt khác của huyệt khí Xung:

Khí nhai, Dương thỉ, Dương hi.

Huyệt thứ:

30 Thuộc VỊ kinh.

Mô tả của huyệt khí Xung:

1. VỊ trí xưa :

Dưới huyệt Qui lai 1 thốn, giữa bụng đo ra 2 thốn, ngoài huyệt Khúc cốt 2 thốn (Tuần kinh).

HUYỆT KHÍ XUNG 
HUYỆT KHÍ XUNG

2. Vị trí nay :

Nằm ngửa, xác định huyệt Qui lai đo xuống 1 thốn.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt khí Xung:

là cân cơ chéo to, bờ ngoài cơ thắng to, cân cơ chéo bé của bụng và cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc. Dưới ổ bụng là ruột non (tử cung khi có thai tháng thứ 2 – 3, Bàng-quang khi đầy) – Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng- sinh dục.

Hiệu năng của huyệt khí Xung :

Thư tôn cân, tán nghịch khí, điều bàng quang, hòa vinh huyết.

Tác dụng trị bệnh của huyệt khí Xung:

HUYỆT KHÍ XUNG 
HUYỆT KHÍ XUNG

Tại chỗ :

Bệnh thuộc bộ phận sinh dục nam hoặc nữ, thoát vị, kinh nguyệt không đều.

Lâm sàng của huyệt khí Xung:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Chương môn trị không nằm được (Tư sinh). Phối Tam lý, Thượng Cư-hư, Hạ liêm, tả nhiệt trong Vị (Tô vấn). Khí xung chủ trong bụng đầy, bí tiểu do nhiệt. Trị sạn đường tiểu phối Nhiên cốc, Tứ mãn, Chương môn (Thiên kim).

HUYỆT KHÍ XUNG 
HUYỆT KHÍ XUNG

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Khúc tuyển, Thái xung trị thoát vị. Phối Quan nguyên thấu Trung cực, Tam-âm giao trị viêm đường tiểu. Phối Quan nguyên trị đau ngọc hành.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0,5-1 thốn có cảm giác tức nặng tại chỗ. Xiên, hướng mũi kim ra phía cơ quan sinh dục sâu 1 – 2 thốn tại chỗ có cảm giác căng tức đồng thời lan ra cơ quan sinh dục.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
* Chú ý
– Không châm sâu quá, vì ở dưới đàn ông là ống dẫn tinh, đàn bà là dây dẫn trứng.
– Trường hợp ngộ châm, sinh ra thoát vị đau ở cơ quan sinh dục, nên dùng huyệt Phong long đê giải cứu. Châm sâu 1 thốn, dùng thủ pháp vê kim. Trước hết vê vào trong nửa giờ rút kim ra 5 phân, lại hướng ra bên ngoài vê kim chừng nửa giờ lại châm vào 5 phân xong rút nhanh ra, bảo bệnh nhân nằm nghỉ một lát thì bớt.

HUYỆT KHÍ XUNG 
HUYỆT KHÍ XUNG

Tham khảo của huyệt khí Xung:

1. «Tố vấn – Thủy nhiệt huyệt luận thiên» ghi rằng: “Khí xung, Tam lý, Thượng Cự-hư, Hạ liêm, 8 huyệt này tả nhiệt ở trong Vị”.
2. «Linh khu – Vệ khí thất thường thiên» ghi rằng: “Khi nào khí tích lại ở trong bụng, súc tích vận hành không được, uất tụ lại nhưng không có nơi nhất định làm cho trướng mãn ở chi thể, hông sườn và vị quản, hơi thở suyễn, khí nghịch lên trên, dùng phép nào để điều trị? khí tích ở vùng bụng nên tả huyệt Tam lý và Khí nhai (Khí xung).
3. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau thắt lưng thốc tối dịch hoàn, đau bụng dưới đến đùi, cúi xuống không ngửa được châm huyệt Khí xung” Sách ghi tiếp: “Sa trực trường, kiết lỵ, dùng huyệt Khí nhai làm chủ”.
4. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Phụ nữ kinh nguyệt không thông hoặc bế kinh, bụng căng đầy nổi lên, trong bụng thắt đau, đồi sán, sưng sinh dục và khó có sữa, nếu thai không xuống, bụng đầy co một đầu gối, duỗi đầu gối, Châm sâu 3 thốn ở Khí xung, khí đến thì tả”.
5. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Khí xung chủ về trướng bụng không nằm được, đồi sán, nhiệt trong Đại-trường, mình sốt bụng đau, liệt dương, đau dương vật, bôn đồn ở bụng dưới, bụng có khí nghịch công lên tim, bụng căng đầy, căng không thở được, đau thắt lưng không cúi ngửa được, thương hàn trong Vị có nhiệt, phụ nữ không con, đau bụng dưới, kinh nguyệt không thông, thai khí xông lên tâm, đẻ khó, thai không xuống.
6. Huyệt này sách “Đồng nhân” gọi là “Khí nhai”.
7. “Giáp ất” ghi rằng: “Cứu vào làm cho người ta không thỏ được”.
8. Theo “Tô ván – Nuy luận thiên” ghi rằng: “Xung mạch hội ở Khí nhai”. Còn “Linh khu – Hải luận” ghi rằng: “Vị là biên của Thủy cốc, Du huyệt của nó lên trên tại huyệt Khí nhai. Còn “Nạn kinh” ghi rằng: “Đường Xung mạch bắt đầu ở Khí xung”.
9. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant bổ Khí xung, đế chữa cho những đàn bà không hề sinh đẻ rồi tính tình thay đổi, hay gắt gỏng, suy nhược.
10. Theo kinh nghiệm của Lý Đông Viên, bệnh mửa máu nhiều không cầm, dùng tam lăng châm nặn máu thì nhẹ.

Bài trướcHUYỆT KHÍ XÁ
Bài tiếp theoTHUỐC BỔ CHO NGƯỜI GIÀ YẾU

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.