HUYỆT PHONG MÔN 
風門穴
B 12 Fēngmén xué (Fong Menn)

HUYỆT PHONG MÔN 
HUYỆT PHONG MÔN

Xuất xứ của huyệt Phong Môn:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Phong Môn:

– “Phong” có nghĩa là gió, tác nhân gây bệnh.
– “Môn” có nghĩa là cửa hay cổng, nơi để đi vào đi ra.
Huyệt từ kinh Túc Thái-dương, nó chi phổi các hội chứng về biểu của toàn cơ thể. Huyệt cũng là nơi mà qua đó – phong – tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể nên gọi là Phong môn (Cửa gió).

HUYỆT PHONG MÔN 
HUYỆT PHONG MÔN

Có người giải thích rằng: “Phong, nó chỉ khí lại chỉ một loại phong tà. Môn, nơi ra vào thông đạt. Phong môn là cửa ngõ ra vào của Phế khí và cũng là nơi phong tà xâm phạm vào con người, đặc biệt đây là nơi khi trị về phong khí cũng nên chọn ở huyệt này”.

Tên Hán Việt khác của huyệt Phong Môn:

Nhiệt phủ

Huyệt thứ :

12 Thuộc Bàng-quang kinh.

HUYỆT PHONG MÔN 
HUYỆT PHONG MÔN

Đặc biệt của huyệt Phong Môn:

Hội của Túc Thái-dương kinhĐốc mạch.

Mô tả của huyệt Phong Môn:

1. Vị trí xưa:

 

Hai bên xương sống, dưới đốt sống lưng thứ 2 đo ra 1,5 thốn (Giáp ất, Đồng nhãn, Phát huy, Đại thành).

HUYỆT PHONG MÔN 
HUYỆT PHONG MÔN

2. VỊ trí nay :

Huyệt là nơi gặp nhau của đường thẳng đứng cách Đốc mạch 1,5 thốn và đường ngang qua dưới mỏm gai đốt sống lưng 2. Khi điểm huyệt nên ngồi khom lưng lại.

HUYỆT PHONG MÔN 
HUYỆT PHONG MÔN

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Phong Môn :

là cơ thang, cơ trám, cơ răng bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang-sườn. Dưới nữa là phổi – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây sọ não số XI, nhánh đám rói cô’ sâu, nhánh đám rối cánh tay, dây thần kinh gian sườn 2, nhánh của dây sóng lưng 2. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T2.

HUYỆT PHONG MÔN 
HUYỆT PHONG MÔN

Hiệu năng của huyệt Phong Môn:

1. Tại chỗ :

Đau phần trên lưng, vẹo cổ, cứng gáy.

2. Toàn thân :

cảm mạo, viêm khí quản, viêm phổi, viêm màng ngực, suyễn, phong mề đay, tổn thương tô’ chức mềm vùng vai-lưng, ho gà.

HUYỆT PHONG MÔN 
HUYỆT PHONG MÔN

Lâm sàng của huyệt Phong Môn:

Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Đào đạo trị cảm cúm (sau khi châm, bầu hơi trên kim). Phối Phê du trị đau lưng do phong thấp. Phối Y hy, Cao hoang trị suy nhược thần kinh. Phối Thân trụ, Xích trạch trị cảm mạo. Phối Khúc trì, Liệt khuyết, Huyết hải trị phong mề đay. Phối Phế du, Khổng tối trị viêm màng ngực. Phối Đại chùy, Phế du, Trung phủ trị phát sốt, ho, đau ngực. Phối Đại chùy, Kiên ngung trị đau vai lưng.

HUYỆT PHONG MÔN 
HUYỆT PHONG MÔN

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, hơi xiên xuống cột sống, sâu 0,5 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi lan ra giữa sườn – Châm xiên, theo bồ cơ, sâu 1 – 2 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức. Dưới là phôi không nên châm sâu quá.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.

HUYỆT PHONG MÔN 
HUYỆT PHONG MÔN

Tham khảo của huyệt Phong Môn:

1. «Giáp ất» quyên thứ 7 ghi rằng: “Đau đầu hoa mắt, mũi không thông, hắt hơi, chảy mũi nước trong, chọn Phong môn làm chủ”.

2. «Thiên kim» ghi rằng: “Phong môn, Ngũ xứ chủ trị nhảy mũi liên tục không dứt”.
3 «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Phong môn chủ trị ung thư phát bói, phát sót, thỏ suyễn ngược lên, ho đau ngực lưng, phong lao nôn mửa, hay hắt hơi, viêm mũi dị ứng chảy mũi nước trong, thương hàn đầu gáy cứng, mắt mờ tối, nóng trong ngực, nằm không yên”.

HUYỆT PHONG MÔN 
HUYỆT PHONG MÔN

4. «ĐỒ dực» ghi rằng: “Huyệt Phong môn có thể tả được nhiệt khí của toàn thân, thường cứu vào huyệt đó không có tuyệt không có bệnh ung nhọt lở láy”.
5. Căn cứ theo “Thiên kim” huyệt này còn gọi là Nhiệt phủ.
6. Theo “Giáp ất” ghi rằng huyệt Phong môn là nơi hội của Đốc mạch, Túc Thái-dương.
7. Theo cách định vị trí của huyệt Phong môn, sách “Đồ dực”, “Kim giám” đều ghi rằng từ giữa cột sống đo ra mỗi bên 2 thốn.
8. Huyệt Phong môn bên trái gọi là Phong môn, bên phải gọi là Nhiệt Phủ.

HUYỆT PHONG MÔN 
HUYỆT PHONG MÔN
Bài trướcTiết Ba ba có chữa được bệnh liệt dương không?
Bài tiếp theoĐông Y chữa Hội chứng Tiền Đình

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.