LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH

ĐẠI CƯƠNG

Mười hai kinh chính là phần chính của học thuyết Kinh lạc, gồm:

Ba kinh âm ở tay:

Kinh thủ thái âm Phế + Kinh thủ thiếu âm Tâm + Kinh thủ quyết âm Tâm bào.

Ba kinh dương ở tay :

Kinh thủ dương minh Đại trường

Kinh thủ thiếu dương Tam tiêu + Kinh thủ thái dương Tiểu trường.

Ba kinh âm ở chân:

Kinh túc thái âm Tỳ

Kinh túc quyết âm Can + Kinh túc thiếu âm Thận.

Ba kinh dương ở chân :

Kinh túc thái dương Bàng quang

Kinh túc thiếu dương Đởm + Kinh túc dương minh Vị.

Mỗi kinh chính đều có vùng phân bố nhất định ở mặt ngoài của thân thể và tạng phủ bên tronVì vậy, mỗi kinh đều bao gồm một lộ trình bên ngoài và một lộ trình bên trong.

Mỗi kinh đều có sự liên lạc giữa tạng và phủ có quan hệ biểu (ngoài nông)-lý (trong sâu), cho nên mỗi đường kinh đều có những phân nhánh để nối liền với kinh có quan hệ biểu lý với nó (ví dụ nối giữa phế và đại trường, giữa can và đởm…

CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA ĐƯỜNG KINH

Về chức năng, kinh mạch là nơi tuần hoàn của khí huyết đi nuôi dưỡng toàn thân để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, làm trơn khớp, nhuận gân xương (Linh khu – Bản tạng luận). “Kinh mạch giả, sở dĩ hành huyết khí nhi dinh âm dương, nhu cân cốt, lợi quan tiết giả dã”.

Đồng thời, kinh mạch cũng là con đường mà tà khí bệnh tật theo đó xâm nhập vào trong cũng như là con đường mà bệnh tật dùng để biểu hiện ra ngoài khi công năng của tạng phủ tương ứng bị rối loạn.

Tác dụng của 12 kinh chính rất quan trọnThiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu: “Tác dụng của kinh mạch một mặt nói lên chức năng sinh lý bình thường, sự thay đổi bệnh lý của cơ thể; mặt khác có thể dựa vào đó để quyết đoán sự sống chết, để chẩn đoán mọi bệnh, còn dùng nó để điều hòa hư thực, làm quy tắc chỉ đạo lâm sàng cho nên kinh mạch không thể không thông được”. “Kinh mạch giả, sở dĩ năng quyết tử sinh, xử bách bệnh, điều hư thực, bất khả bất thông”.

ĐƯỜNG TUẦN HOÀN CỦA 12 KINH CHÍNH

Một cách tổng quát, đường tuần hoàn khí huyết trong 12 kinh chính như sau:

Ba kinh âm ở tay: đi từ bên trong ra bàn tay.

Ba kinh dương ở tay: đi từ bàn tay vào trong và lên đầu.

Ba kinh dương ở chân: đi từ đầu xuống bàn chân.

Ba kinh âm ở chân: đi từ bàn chân lên bụng ngực.

Chiều của các đường kinh được xác định dựa vào 2 lý thuyết:

Lý thuyết âm thăng (đi lên trên) dương giáng (đi xuống).

Lý thuyết con người hòa hợp với vũ trụ: Thiên – Địa – Nhân.

Khí huyết vận hành trong kinh mạch, kinh sau tiếp kinh trước và tạo thành một đường tuần hoàn kín đi khắp cơ thể theo sơ đồ dưới đây:

KHÍ HUYẾT TRONG CÁC ĐƯỜNG KINH

Khí huyết trong các đường kinh không giống nhau

Kinh thái dương, kinh quyết âm: huyết nhiều, ít khí.

Kinh thiếu dương, kinh thiếu âm, kinh thái âm: huyết ít, khí nhiều.

Kinh dương minh: huyết nhiều, khí nhiều.

Khí huyết trong các đường kinh thay đổi trong ngày

Trương Cảnh Nhạc dẫn lời của Cao Võ (khi bàn luận về thủ thuật châm cứu) nói rằng: “Nghênh có nghĩa là gặp lúc khí lai (đến) (ví dụ: dần thời, khí lai chú vào phế; mão thời, khí lai chú vào đại trường). Bấy giờ là lúc mà khí của phế và đại trường vừa thịnh, phải dùng lúc đoạt để châm tả…”.

Sự thịnh suy của khí huyết trong từng đường kinh trong ngày

Từ 3 giờ đến 5 giờ: giờ dần (giờ của Phế).

Từ 5 giờ đến 7 giờ: giờ mão (giờ của Đại trường).

Từ 7 giờ đến 9 giờ: giờ thìn (giờ của Vị).

Từ 9 giờ đến 11 giờ: giờ tỵ (giờ của Tỳ).

Từ 11 giờ đến 13 giờ: giờ ngọ (giờ của Tâm).

Từ 13 giờ đến 15 giờ: giờ mùi (giờ của Tiểu trường) .

Từ 15 giờ đến 17 giờ: giờ thân (giờ của Bàng quang).

Từ 17 giờ đến 19 giờ: giờ dậu (giờ của Thận).

Từ 19 giờ đến 21 giờ: giờ tuất (giờ của Tâm bào).

Từ 21 giờ đến 23 giờ: giờ hợi (giờ của Tam tiêu).

Từ 23 giờ đến 1 giờ: giờ tý (giờ của Đởm).

Từ 1 giờ đến 3 giờ: giờ sửu (giờ của Can).

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.