Đối với những trẻ dưới 3 tuổi, nếu nguồn gốc của cơn sốt không thể xác định được hoặc nếu viêm tai giữa được phát hiện, thì 3% đến 11% có vi khuẩn huyết tiềm ẩn. Nguy cơ thậm chí cao hơn ở những trẻ dưới 3 tháng tuổi, chúng có 8,6% nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn nặng. Với sự nỗ lực để cung cấp một hệ thống cơ bản cho việc đánh giá tình trạng những đứa trẻ này, một bộ các nguyên tắc chỉ đạo đã được xuất bản trong cuốn Nhi khoa (Pediatrics) năm 1993; nó trình bày nét phác thảo hợp lý về làm thế nào để tiếp cận với vấn đề khó khăn này. Những thành phần cơ bản của các nguyên tắc, với một số những thay đổi được đề nghị bởi một số tác giả khác là như sau.

Những trẻ em có biểu hiện nhiễm độc

Những trẻ em có dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn huyết (thí dụ: ngủ li bì, tình trạng dịch lưu chuyển trong các mô kém, giảm thông khí, tăng thông khí, chứng xanh tím) nên được nằm viện để xem xét tình trạng nhiễm khuẩn đầy đủ qua nuôi cấy máu, nước tiểu và chọc đốt sống thắt lưng lấy dịch não tủy. Bắt đầu dùng kháng sinh trong khi chờ kết quả nuôi cấy. Ở trẻ em dưới 1 đến 2 tháng tuổi, việc lựa chọn kháng sinh nên theo những khuyến cáo đã được viết ở đầu chương này cho phần trẻ sơ sinh. Những trẻ lớn hơn thường hay được điều trị nhất hoặc bằng cefotaxim (50 mg/kg tiêm tĩnh mạch, mỗi 8 giờ) hoặc cefriaxon (100 mg/kg tiêm tĩnh mạch, 24 giờ một lần).

Những trẻ em có nguy cơ thấp

Những tiêu chuẩn lâm sàng xác định những trẻ có nguy cơ thấp là trước đó khỏe mạnh; những biểu hiện không có nhiễm độc; không có tình trạng nhiễm vi khuẩn khu trú (trừ viêm tai giữa); và có khả năng được theo dõi sát bởi những người chăm sóc. Các tiêu chuẩn xét nghiệm là tế bào bạch cầu 5000 đến 15000/mm3 (<1500 vạch /mm3); xét nghiệm nước tiểu bình thường, khi < 5 tế bào bạch cầu cho một vi trường phóng đại cao (high power field – hpf); và khi có ỉa chảy thì ít hơn 5 tế bào bạch cầu /hpf ở trong phân. Hầu hết các chuyên gia khuyên nên lấy mẫu nước tiểu qua ống thông.

Dưới 28 ngày tuổi. Đa số các chuyên gia xây dựng thành công các nguyên tắc chỉ đạo khuyên nên nhận vào viện tất cả những trẻ sơ sinh nguy cơ thấp dưới 28 ngày tuổi có nhiệt độ trực tràng trên 38°c (100,4°F) cho việc xem xét tình trạng nhiễm khuẩn đã được mô tả ở đầu chương này phần sơ sinh, có hoặc không có kháng sinh bao vây, trong khi chờ các kết quả nuôi cấy. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã cho thấy rằng rất nhiều các bác sĩ nhi khoa cộng đồng thích điều trị những trẻ em có nguy cơ rất thấp như là những bệnh nhân ngoại trú hơn, có hoặc không dùng kháng sinh. Nếu được điều trị như một bệnh nhân ngoại trú, thì những đứa trẻ như thế nhất thiết phải được theo dõi sát sao và được đánh giá lại trong vòng 24 giờ. Nếu kết quả cấy máu dương tính, chúng được nhận vào viện đê đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và dùng các kháng sinh ngoài đường tiêu hóa. Nếu kết quả cấy nước tiểu dương tính và có sốt kéo dài, thì đứa trẻ được nhận vào viện để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và dùng các kháng sinh ngoài đường tiêu hóa; tuy nhiên, có thể dùng kháng sinh đường uống cho điều trị bệnh nhân ngoại trú nếu bệnh nhân không sốt và khỏe, cần làm những nghiên cứu sâu hơn để định ra một quy trình thích hợp nhất theo dõi nhóm trẻ này.

Từ 28 đến 90 ngày tuổi. Những trẻ từ 28 đến 90 ngày có nhiệt độ trực tràng trên 38°c, khi ở mức nguy cơ thấp có thể được xử trí như những bệnh nhân ngoại trú. Một số nhà điều tra khuyên nên nuôi cấy cả máu và nước tiểu, một số khác thì chỉ cần một trong hai loại này, và một số thêm chọc dò tuỷ sống lấy dịch não tủy và phân tích. Nếu có bất cứ một nghi ngờ nào về tình trạng vi khuẩn huyết, hầu hết các chuyên gia khuyên nên làm ít nhất một nuôi cấy máu và cho một liều kháng sinh ngoài đường tiêu hóa, thường hay dùng nhất là ceftriaxon (50 mg/kg tiêm bắp, tôi đa là lg). Sau đó, đánh giá lại tình trạng những trẻ này trong vòng 24 giờ. Với những trường hợp có kết quả cấy máu dương tính có thể được điều trị tương tự như những bệnh nhân ngoại trú dưới 28 ngày tuổi; tuy nhiên, kết quả cấy máu dương tính đối với Streptococcus pneumoniae là vi khuẩn nhạy cảm với penicillin, nên có thể được điều trị bằng penicillin hoặc amoxicillin theo đường uông. Nếu không thì điều trị dựa vào biểu hiện lâm sàng của trẻ vào thời điểm đánh giá lại.

Từ 3 đến 36 tháng tuổi. Không cần sàng lọc tìm tình trạng nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em từ 3 đến 36 tháng tuổi có nhiệt độ dưới 39°c (102,2°F). Những trẻ có sốt kéo dài (> 2-3 ngày), biểu hiện lâm sàng đang xấu đi, hoặc có nhiệt độ > 39°c mà không có nguyên nhân rõ ràng của một sốt khác hơn là viêm tai giữa xếp thành nhóm có nguy cơ cao hơn. Những trẻ này cần được đánh giá bằng xét nghiệm đếm tế bào bạch cầu. Nếu tế bào bạch cầu > 15000/mm3, thì chỉ định cấy máu, cũng như tiêm kháng sinh ngoài đường tiêu hóa (thường hay dùng nhất là ceftriaxon 50 mg/kg tiêm bắp tới liều tôi đa là 1g) trong khi chờ kết quả nuôi cấy. Thêm vào đó, nên nuôi cấy mẫu nước tiểu lấy qua ống thông ở tất cả những trẻ trai dưới 6 tháng tuổi hoặc trẻ gái dưới 2 tuổi đã được điều trị bằng kháng sinh. Nhóm nguy cơ cao này được đánh giá lại và được điều trị như đã mô tả ở phần trên đối với những trẻ em từ 28 đến 90 ngày tụổi ngoại trú.

Bài trướcDinh dưỡng, nuôi dưỡng và các vấn đề liên quan đến trẻ em
Bài tiếp theoHội chứng chết đột ngột ở trẻ em

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.