Tâm dương bất túc (tâm dương bất chấn):

Triệu chứng: Gồm tâm khí hư, tâm dương hư, tâm dương hư suy. Biểu hiện chung: hồi hộp, đoản hơi (khi hoạt động nặng thêm), tự ra mồ hôi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng.

Tâm khí hư:thấy mệt mỏi, uể oải, sắc mặt trắng bợt, hay thở dài, lưỡi phì nộn (béo non), đoản hơi.

Tâm dương hư:mình hàn, chi lạnh, khó chịu vùng Tâm, đau Tâm, mạch tế, nhược hoặc kết đại (mạch nhỏ yếu hoặc loạn nhịp).

Tâm dương dư suy (hư thoát):mồ hôi ra dầm dề, tứ chi rất lạnh, môi xanh tím, hơi thở hít nhỏ yếu, có khi choáng váng hôn mê, mạch nhỏ như muốn mất.

Bệnh lý:Tâm khí hư do tâm khí không đủ sức thôi động huyết mạch, do đó xuất hiện chứng hồi hộp, ngắn hơi, mạch hư. Tâm dương hư, do dương suy nên thấy hiện tượng hàn. Tâm dương hư suy là tâm khí bất túc lại kiêm tâm dương hư nên bệnh biến hoá nghiêm trọng. Mạch vi tế, thấy hồi hộp. Dươnng khí đại hư sẽ thấy ra nhiều mồ hôi, tứ chi rất lạnh làm ảnh hưởng đến thần chí, có thể đưa đến bất tỉnh.

Phép chữa:Tâm khí hư nên bổ tâm khí, an tâm thần dùng Tứ quân tử khang để bổ khí, gia thêm Toan táo nhân, Viễn chí, Ngũ vị tử để dưỡng tâm an thần. Tâm dương hư nên thông tâm dương dùng Qua lâu Ung bạch Quế chi thang, nếu như kiêm ứ trệ nên dùng thêm Thất Tiếu tán để hoạt huyết tán ứ. Tâm dương hư suy nên hồi dương cứu nghịch: lấy ngay ngái cứu, cứu Bách hội và Túc tam lý, hoặc Dũng tuyền, cho uống ngay Tứ nghịch thang sắc gia Dảng sâm để trừ đam thông dương.

Bài trướcChứng Tâm âm bất túc – tâm âm hư và tâm huyết hư
Bài tiếp theoTạng phủ biện chứng luận trị – tâm, can, tỳ, phế, thận – bệnh học

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.