HUYỆT KHÚC TRẠCH
曲澤穴
P 3 Qū zé xué
Xuất xứ của huyệt Khúc trạch:
«Linh khu – Bản du»
Tên gọi của huyệt Khúc trạch:
– “Khúc” có nghĩa là một cái gì đó cong, ở dây nói đến sự uốn cong của khuỷu tay.
– “Trạch” có nghĩa là đầm lầy, thường nó rộng và cạn hơn một cái ao (Trì)
Huyệt thuộc Hợp thủy của kinh Thủ Quyết âm Tâm bào, thường được tượng trưng bổi nước. Khi định vị trí này khuỷu tay được gập cong lại. Do đó mà có tên là Khúc trạch.
Theo “Tý ngọ lưu chú thuyết nạn” ghi rằng: “Khúc trạch, là hợp huyệt của Tâm-bào lạc đi vào. ở chính giữa chỗ trũng xuống nơi gân lớn, mặt trong khuỷu tay, hơi co khuỷu tay là lấy được huyệt. Huyệt ở trong sâu nên gọi là Khúc trạch”.
Huyệt thứ:
3 Thuộc Tâm bào kinh. Đặc biệt “Hợp huyệt”, thuộc “Thủy” .
Mô tả của huyệt Khúc trạch:
1. VỊ trí xưa :
Chỗ hõm dưới mé trong khuỷu tay, co tay để tìm huyệt (Giáp ất). Chỗ hõm phía trong khuỷu tay, trên nếp gấp khuỷu tay, phía trong gân cơ lớn, nơi có mạch đập (Đại thành, Tuần kinh).
2. VỊ trí nay :
Khi điểm huyệt đưa thẳng cùi chỏ ra, để lộ rõ gân, huyệt ở trên nếp gấp khớp khuỷu tay.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Khúc trạch:
là bờ trong gân cơ 2 đầu cánh tay, cơ cánh tay trước, bờ trên cơ sấp tròn, khe khớp khuỷu – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh giữa. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C8.
Hiệu năng của huyệt Khúc trạch :
Thông tâm khí, điều trường phủ, sơ giáng khí nghịch ở thượng tiêu, thanh tâm hỏa, trừ huyết nhiệt, giải co rút.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Khúc trạch:
1. Tại chỗ :
2. Theo kinh :
Thấp tim, viêm cơ tim, đau vùng tim, đau cẳng tay.
3. Toàn thân :
Trúng nắng, viêm khí quản, ra mồ hôi đầu, bứt rứt.
Lâm sàng của huyệt Khúc trạch:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Nội quan, Đại lăng trị đau tim, ngực (Đại thành). Phối Đại lăng trị bồn chồn trong ngực (Tư sinh). Phối Thận du, Cách du trị đau tim (Tư sinh). Phối Thiếu thương (chích ra huyết) trị huyết hư miệng khát (Bách chứng).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Dương trì, Đại lăng trị ỉa ra máu. Phối ủy trung (nặn ra máu) trị viêm trường vị, ỉa chảy cấp. Phối Nội quan, Gian sứ, Thiêu phủ trị thấp tim. Phối Khúc trì, Thanh- lãnh uyên trị đau khớp khuỷu.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi giật như điện xuống ngón tay giữa – Trong trường hợp viêm trường vị cấp tính khi nhiệt đô cao do trúng nắng, có thế dùng tam lăng châm chích ra máu ở tĩnh mạch dưới huyệt này.
2. Cứu 1 – 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt Khúc trạch:
1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Tim hồi hộp hãi sợ, mình sốt, tâm phiền, miệng khô, tay mát, nghịch khí, nôn ra huyết thì giật, đầu hay lắc, mặt xanh mồ hôi ra không quá khỏi tay, thương hàn ôn bệnh, dùng Khúc trạch làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau tim ho nghịch, dùng Khúc trạch làm chủ, xuất huyết một tí ở huyệt thì đỡ”.
3. «Đồng nhân» quyến thứ 5 ghi rằng: “Khúc trạch trị đau tim hay sợ sệt, mình nóng phiền khát, họng khô nghịch khí, nôn ra máu, phong ngứa, cánh tay, cổ tay, khuỷu tay hay lắc”.
4. «Bách chứng phú» ghi rằng: ‘Kết hợp với Thiếu thương trị miệng khát huyết hư” (Kiêm Thiếu thương trị huyết hư khau khát).
5. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng, Huyệt Khúc trạch là “Hợp huyệt” của Thủ Thiếu âm kinh.