ÂM DƯƠNG LY HỢP LUẬN (1)
KINH VĂN
Hoàng Đế hỏi rằng:
Tôi nghe: Trời là dương, đất là âm; nhật là dương, nguyệt là âm. Hợp cả tháng đủ, tháng thiếu, cộng có 360 ngày, thành một năm. Con người cũng ứng theo như vậy. Nay xét về ba kinh âm, ba kinh dương, lại có khi không tương ứng, là vì sao?(2)
Kỳ Bá thưa rằng:
về cái lẽ âm dương, lúc bắt đầu, đếm có thể tới số 10, suy ra có thể tới sổ trăm; do trăm đếm tới nghìn; do nghìn đếm tới vạn… Rồi đếm không thể đếm. Nhưng về cốt yếu, vẫn chỉ là có “môt”(2).
Trời che, đất chờ, muôn vật mới sinh. Khi chưa tiết ra khỏi mặt đất, mệnh danh là âm xử, tức là âm ở trong âm; khi đã tiết ra khỏi mặt đất, mệnh danh là dương ở trong âm(3).
Dương phát triển ra chính khí, âm đứng vào địa vị chủ trì(4). Nhờ đó, sự sinh phát triển ở mùa xuân, sự trường phát triển ở mùa hạ, sự thâu phát triển ở mùa thu, sự Tàng phát triển ờ mùa đông. Nếu trái lẽ thường đó, khí bốn mùa của trời đất sẽ bị vít lấp(5).
Vậy cái lẽ biến của âm dương, hợp với thể chất của con người, cũng có thể đếm mà biết được(6).
Hoàng Đế hỏi rằng:
Xin cho biết sự ly hợp của ba kinh âm, ba kinh dương?
Kỳ Bá thưa rằng:
Thánh nhân ngoảnh mặt sang phương Nam để trị dân(7), phía trước gọi là Quảng minh(8), phía sau gọi là Thái xung.
Cái nơi phát sinh ra Thái xung gọi là Thiếu âm (tức Thận); phía trên Thiếu âm gọi là Thái dương (tức Bàng quang). Thái dương, gốc phát khởi từ Chí âm, kết ở Mệnh môn, gọi là dương ở trong âm(9).
Từ khoảng giữa mình trở lên, gọi là Quang minh(10). Phía dưới Quang minh là Thái âm(11), phía trước Thái âm là Dương minh(12), Dương minh gốc phát khởi từ Lệ đoài, gọi là dương ở trong âm(13).
về “biểu” cùa Quyết âm là Thiếu dương(12). Thiếu dương gốc phát khởi từ Khiếu âm, gọi là Thiếu dương ở trong âm(14).
Xem đó thì biết sự ly hợp của ba kinh dương: Thái dương là khai (mở), Dương minh là hạp (đóng), Thiếu dương là khu (cối cửa)(15).
Ba kinh đó không nên để trái ngược nhau, “bác” mà không “phù”, mệnh danh là Nhất dương(16).
Hoàng Để hỏi:
Xin cho biết sự ly hợp của ba kinh âm?
Kỳ Bá thưa:
Ở bên ngoài là dương, ở bên trong là âm(17). Vậy ở bộ phận giữa thuộc âm; mạch Thái xung ở về phía dưới, nên gọi là Thái âm(18). Thái âm gốc phát khởi tự Ẩn bạch, gọi là âm ở trong âm(19). Phía sau Thái âm là Thiếu âm (thận). Thiếu âm gốc phát khởi từ Dũng tuyền gọi là Thiếu âm ở trong âm(20).
Phía trước Thiếu âm gọi là Quyết âm(21). Quyết âm gốc phát khởi từ Đại đôn. Đó là “tuyệt dương” trong âm kinh và gọi là “tuyệt âm”(22).
Do đó, Sự ly hợp cùa ba kinh âm: Thái âm là khai, Quyết âm là hạp, Thiếu âm là khu(23).
Ba kinh đó không nên để trái ngược nhau “bác” mà chớ trầm, mệnh danh là Nhất âm(24).
Âm dương đi lại không ngừng, chứa chất sự lưu truyền làm một chu; khí ở lý và biểu, cùng nhau thành công(25).
CHÚ GIẢI:
(1) Âm tức là âm kinh, dương tức là dương kinh. Trong thiên này nói về sự ly họp của ba kinh dương, ba kinh âm thuộc về thủ (tay), ba kinh dương, ba kinh âm thuộc về túc (chân), cùng với khí Âm Dương của trời đất có tương quan với nhau, nên đặt tên thiên, Trương Ẩn Am nói: Thiên này cùng với thiên Cân kết ờ kinh Linh khu cùng làm biểu, lý.
(2)Ba kinh âm, ba kinh dương cùa Hoàng Đế hỏi đây là chi về cả các kinh thuộc “thủ” và các kinh thuộc “túc” mà nói. Theo ý Kỳ Bá, âm dương là một vật chỉ có danh mà không có hình, không thể sao đếm được. Nhưng cái cốt yếu chi có “một” mà thôi. Dịch nói: Một âm, một dương gọi là đạo. Mạc Tử Tấn nói: Trời đất định vị, nhật nguyệt vận di, hàn thử thay đổi, âm dương ra vào… đều do một khí Thái cực sinh ra.
Có trời đất rồi mới có muôn vật. Nhưng trời đất hóa dục muôn vật đều phải do sự “xuất nhập” của khí Âm Dương trong bốn mùa, rồi mới có thể phát triển được cái công năng “sinh, trường, thâu, tàng” để làm chung thủy cho muôn vật. Khi khí đó chưa tiết ra khỏi mặt đất thì mệnh danh là “âm xứ” – xứ là ờ – tức là còn ở tại trong âm, nên gọi là “âm ở trong âm”. Tới khi đã ra khỏi mặt đất, là dương; đáng lẽ phải gọl là “dương xứ”, nhưng dù sao dương cũng không thể lìa được âm, nên mới gọi là dương ở trong âm.
(3) Dương có phát triển chính khí, muôn vật mới nhờ đó mà sinh sôi nảy nở; Ảm có ờ bên trong giữ cái nhiệm vụ chù trì, thì muôn vật cũng mới hoàn toàn thành lập được.
(4) Câu này nói: sự “xuất, nhập” cùa địa khí, có thể nhân cái bốn mùa của thiên khí để thi hành cái công năng sinh trưởng thâu tàng. Đó là cái lẽ thường về sự ly hợp cùa âm dương. Nếu trái lại, sẽ bị nguy biến ngay.
(5) Đây nói về cái biển của âm dương có thể dự tính được, thì ở con người, sự biến dù có phức tạp đến đâu cũng có thể lường được.
Án: Hoàng Cực Kinh thế thư của Thiệu Tử nói: “Dương không thể độc lập, phải đợi có âm rồi mới lập, nên dương lấy âm làm nền tảng; Âm không thể tự phát hiện, phải đợi có dương rồi sau mới phát hiện, nên âm lấy dương dẫn đường…” ý nghĩa cũng tương tự như đây.
(6) Chữ Thánh nhân ờ đây là dùng một danh từ tôn trọng đối với vua mà nói. Nhưng lại mượn đó để nói ví vào thân thể con người.
(7) Quảng minh tức là Tâm. Tâm bộ vị chủ về Nam phương; Nam phương thuộc hỏa, Dương khí sáng tỏ nên gọi là Quảng minh (rộng sáng – một danh từ hình dung và giả tá) – ở đây, phàm nói đến chữ “trước”, tức là chi về bộ phận trên, tức là Nam phương. Trong con người lấy Tâm, hung làm trước và phương Nam, lấy yêu Thận làm sau và phương Bắc. Thái xung là nguồn gốc của âm huyết, bộ vị tại Hạ tiêu dẫn lên phía sau lưng.
(8) Đường mạch của kinh Thái dương phát khởi từ huyệt Chí âm tại ngón chân út, rồi giao kết tại huyệt Mệnh môn (tức là mắt). Đây là nói về dương kinh thuộc kinh túc Thiếu âm.
– Thiếu âm với Thái dương “hợp”, dương phát ra từ âm, cho nên ở phía trên âm.
(9) Nửa người trở lên thiên khí làm chù, nửa người trờ xuống địa khí làm chù. Dương phát ra từ âm, do bộ phận dưới mà lên, cho nên nói: “từ giữa người trở lên gọi là Quảng minh”. Ở trên, lấy phía trước làm dương. Đây lại lấy từ giữa người trở lên làm dương.
(10) Thái âm chù về trung thổ, mà là một cơ quan Chí âm ở trong âm, cho nên bộ vị ở dưới Quảng minh.
(10) Thái âm (Tỳ) với Dương minh (VỊ) “họp”, đều chủ về trung thổ, nên bộ Vị ờ trước Thái âm.
(11) Lệ đoái là tên huyệt, huyệt này ở đầu chỗ ngón chân cái và ngón chân trỏ giáp nhau. Mạch cùa Dương minh khởi thủy từ đó.
(14) Trên kia, vì cái khí cùa Thái dương ở trên cho nên 11ÓĨ: “phía trên Thiếu âm”; Dương minh ờ vào khoảng hai khí dương, mà lại ở vào trung
thổ, cho nên nói: “phía trước Thái âm”; Quyết âm ở vào nơi cùng cực của âm, âm cực ờ vào “lý”, mà lại sinh ra dương ở “biểu”, cho nên gọi là phần biểu của Quyết âm. Vì lấy trước, lấy trên, lấy biểu làm dương, mà như gọi là “trên”, là “trước”, là “biểu” tức là nói về cái khí của ba kinh dương. Còn như: Chí âm, Lệ đoái, Khiếu âm… đều là kinh mạch cùa ba kinh dương. Mười hai kinh mạch thuộc về “thủ” và “túc”, chù về cái khí cùa ba kinh âm, ba kinh dương. Đối với kinh mạch thì chia ra “Tam âm, Tam dương”. Đối với khí ở trong mạch bật nổi lên thì gọi là “Nhất âm, Nhất dương”. Quyết âm tức là Can, Thiếu dương tức là Đởm.
(15) Cái khí Âm Dương chia ra làm “Tam âm, Tam dương”, cho nên mới có cái nghĩa “khai, hạp và khu” (tức là tỳ như cửa có mờ đóng) và cái “cối cửa” (tức là cái để cho cánh cừa xoay ra xoay vào). Thái dương (tức Bàng quang: bọng đái) là một địa vị Cự dương (khí dương lớn, nhiều), chuyên chứa đựng Dương khí, nên chù về “khai”; Dương minh ở vào khoảng hai kinh dương, nên chù về “hạp”; Thiếu dương là một nơi khí mới bắt đầu phát ra, nên chủ về “khu”. Không có “khu” thì không lấy gì lập được, không có “hạp” thì không thể dung vào, không có “khai” thì không thể phát ra… Xem đó thì biết: dù có “ly” nhưng tất phải có “hợp”.
(16) Vậy nên, nếu bỏ khu thì không thể khai hạp, hoặc bỏ khai hạp thì còn gì là “chuyển khu”. Nên về ba kinh đó không thể để cho tương thất. Nói về mạch, vi thuộc dương cần phải “phù”, nhưng không thổ quá phù. Đù có chia là Tam dương, nhưng cũng không thể vì sự “chia” đó mà thành ra thể khác, vi rút lại chi có “Nhất dương” mà thôi. Nói “Nhất dương”, tức là nói mạch đều thuộc dương. Trở lên nói về sự “ly hợp” cùa ba kinh dương.
(17) Dương khí “xuất” để chủ về bên ngoài; Âm khí “thăng” mà chủ về bên trong.
(18) Hai khí Ảm Dương đều phát xuất từ dưới. Âm khí xuất mà ờ bên trong, vì thế nên ờ bên trong là âm. Mà cái mạch để phát xuất là Thái xung lại ờ dưới mà “xung” lên trên, nên gọi là Thái âm. Xung mạch là gốc của mười hai kinh, cho nên “Tam âm, Tam dương” đều lấy Xung mạch làm chù.
(19) Huyệt Ân bạch tại đầu ngón chân cái. Thái âm là Chí âm ờ trong âm.
(20) Huyệt Dũng tuyền (toàn) tại dưới lòng (gan) bàn chân. Thiếu âm là cái khí Nhất âm sơ sinh, cho nên gọi là Thiếu âm ờ trong âm.
(21) Thiếu âm chủ về Thủy, Quyết âm chủ về Mộc. Mộc sinh Thủy, cho nên nói: “Thiếu âm ở về phía trước”.
(22) Huyệt Đại đôn tại khớp Ngọc đường ở ngón chân cái tức là nơi phát sinh cùa túc Quyết âm Can kinh, về kinh này là một kinh tuyệt dương thuộc âm kinh, tuyệt dương tức là hết hẳn không có dương, tức là thuần âm. “Tuyệt âm” tức hoàn toàn thuộc âm. Nghĩa chữ “tuyệt” là hoàn toàn hết thảy.
(23) Thái âm là một nơi đầy nhiều khí âm, nên chù khai; Quyết âm là một nơi “giao tận” (đều hết) cùa khí âm, nên chủ hạp. Thiếu âm là một nơi khi Nhất dương mới bắt đầu sinh ra, nên chù về khu.
(24) Dương khí chù về phù, nên nói “chớ quá phù”; Âm khí chủ về trầm, nên nói “chớ quá trầm”. BỞI cái khí cùa ba kinh dương, khai hạp ở trong và ngoài hình thân con người, cái khí cùa ba kinh âm, khai hạp ờ trước và sau trong nội bộ… Nên mới nói: “Dương ở ngoài, do sự sai khiển cùa âm ờ trong; Âm ở trong, nhờ sự bảo vệ cùa dương ờ ngoài. Sở dĩ gọi là “Nhất âm”, là vì mạch đều thuộc âm vậy.
(25) Âm khí tích ờ bên trong, Dương khí truyền ở bên ngoài. Bắt đầu từ lúc mặt trời mọc, Dương khí mới phát sinh; mặt trời đúng trưa thì Dương khí thịnh; xể chiều Dương khí bắt đầu suy, tới mặt trời lặn thì Dương khí trở vào với khí âm. Một ngày một đêm thành một chu (vòng). Âm khí mở đóng ờ bên trong, Dương khí xuất nhập ờ ngoài biểu. Nhờ sự ly họp đó mà thành “kiếp sống” cùa con người.
Án: Âm dương dù có ly họp, nhưng tất phải có sự đi lại không ngừng. Bắt đầu từ thù Thái âm Phế, đến thù Dương minh Đại trường, túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ, thù Thái dương Tiểu trường, thủ Thiếu âm Tâm, túc Thái dương Bàng quang, túc Thiểu âm Thận, Thù Quyết âm Tâm bao lạc, thủ Thiếu dương Tam tiêu, túc Thiếu dương Đởm, túc Quyết âm Can… Như thế là đi hết một chu. Theo giờ cổ, cứ hai khắc thì khí đi được một chu, 100 khắc thì 50 chu. Mạch khí dẫn ở trong, hình thể tò ở ngoài, âm dương tuy có ly hợp mà thực là tương thành một cách rất tinh khéo. Vậy xem đỏ thi âm dương ở con người, rất hợp với âm dương cùa trời đất vậy.