HUYỆT ĐẠI CHUNG
大鍾穴
K4 Dà zhōng xué.
Xuất xứ của huyệt Đại Chung:
«Linh khu – Kinh mạch».
Tên gọi của huyệt Đại Chung:
– “Đại” có nghĩa là lớn hay vĩ đại.
– “Chung” có nghĩa là cái chuông, ở đây nói đến nói cùng đổ về của kinh khí.
Huyệt là Lạc huyệt của kinh Túc Thiếu âm Thận, nơi mà khí nhiều và dư thừa. Mặt khác, “Chung” cũng có thể nói là gót chân, nó nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thế, huyệt nằm ở trên đó nên gọi là Đại chung.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Đại chung tức là cái gót chân, dương khí của cơ thể tụ hội, quán thông ở trong bàn chân, phía sau gót chân của nó như cái chuông úp nên được gọi là Đại chung (Chuông lớn)”.
Huyệt thứ :4 Thuộc Thận kinh.
Đặc biệt: Lạc huyệt nối Túc Thái dương Bàng quang kinh, biệt tẩu Thái dương.
Mô tả huyệt của huyệt Đại Chung:
1. Vị tri xưa:
Phía sau gót chân, trên xương lớn giữa hai gân (Giáp ất, Đồng nhân).
2. VỊ trí nay :
Dưới huyệt Thái khê 5 phân, khi điếm huyệt hơi lui sau một tí. Huyệt ở góc tạo nên do gân gót bám vào bờ trên-trong xương gót.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Đại Chung:
là bờ trong gân gót chân, phía trước có gân cơ gấp dài các ngón chân. Dưới nữa là mặt trên xương gót chân. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh S1.
Hiệu năng của huyệt Đại Chung:
Điều thận, hòa huyết, bổ ích tinh thần.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Đại Chung:
1. Tại chỗ :
Sưng đau gót chân.
2. Theo kinh:
Đau lưng, đái khó, đau cuống họng, đau bụng.
3. Toàn thân :
Suy nhược thần kinh, đần độn, suyễn, sốt rét, ít-tê-ri, táo bón, thích nằm.
Lâm sàng của huyệt Đại Chung:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Thạch quan trị táo bón (Tư sinh). Phối Thái khê trị tức ngực muốn mửa (Tư sinh). Phối Khích môn trị sợ người, hay sợ sệt, thần khí kém (Tư sinh). Phối Nhiên cốc, Tâm du trị ho ra máu (Tư sinh). Phối Thông lý tri mệt mỏi muốn nằm (Bách chứng).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Trung cực, Tam- âm giao trị đái dầm, bí tiểu. Phối Thần môn, Thui khê trị hồi hộp, mất ngủ.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thắng, thưởng hay châm xiên sâu 0.3 – 0, 5 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức hoặc tê như diện giật xuống bàn chân.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.
Tham khảo của huyệt Đại Chung:
1. «Giáp ất» quyên thú’ 7 ghi rằng: “Sốt rét, lạnh nhiều nóng ít, dùng Đại chung làm chủ”.
2. <<Giáp ất» quyên thứ 9 ghi rằng: “Suyễn, không đủ khí đê thổ, đầy bụng, đại tiện khó, hơi chạy ngược lên sôi ở ngực, đầy trướng, miệng lưỡi khô, hay sọ, đau trong họng, không ăn vào dược, hay giận, sọ sệt không vui, dùng Đại chung làm chủ”.
3. «Thiên kim» ghi rằng: “Đại chung, Khích môn trị sợ sệt, sợ người, thần khí bất túc”.
4. «Tư sinh» ghi rằng: “Thái xung, Thạch quan, chủ trị đại tiện táo bón“.
5. <<Đại thành» quyên thứ 6 ghi rằng: “Đại chung chủ về nôn mửa, suyễn tức, trướng ngực, bụng trướng, đại tiện khó, đau cột sống thắt lưng, thiếu khí, đái rắt, cứng cột sống thắt lưng, thích nằm, trong miệng nóng, nhiều hàn, thiếu khí bất túc, lưỡi khô, trong họng ăn nghẹn, nuốt không xuống, hay kinh sợ, không vui, sôi trong họng, ho xóc, tâm phiền, thực thì bí tiểu nên tả huyệt này, còn đau thắt lưng do hư nên bổ”.
6. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Ngại nói thích nằm, dùng Thông lý, Đại chung” (Quyện ngôn thí ngọa, vãng Thông lý, Dại chung nhi minh).
7. «Tiêu u phú» ghi rằng: “Đại chung trị ngu ngốc do trong tâm” (Đại chung trị tâm nội chi ngốc tri).
8. Căn cứ theo “Linh khu – Kinh mạch” ghi rằng, huyệt này là “Lạc huyệt” của Túc Thiếu âm kinh.
9. Đại chung là một trong những du huyệt để điều trị Tam-tiêu và các bệnh chứng thuộc thượng, trung, hạ tiêu, nhất là đối với việc trị liệu của bệnh phế và thận hiệu quả rõ rệt.
10. Tác giả Soulié de Morant bổ huyệt Đại chung trong những trường hợp bệnh nhân là người đa cảm hay lo sợ, buồn rầu, thường hay có những nôi e dè, sợ sệt đâu đâu. Tính tinh rụt rè, bẽn lẻn, lãnh đạm không ưa nói chuyện, lại hay buồn ngủ, bệnh nhân hay tía tìm chỗ thanh vắng, ưa trốn tránh vào chỗ cô tịch.