HUYỆT KINH MÔN

京門穴

G 25 Jīng mén xué(Tsing Menn)

HUYỆT KINH MÔN
HUYỆT KINH MÔN

Xuất xứ của huyệt Kinh Môn:

«Mạch kinh».

Tên gọi của huyệt Kinh Môn:

– “Kinh” có nghĩa là to lớn, chính, cái gì đó quan trọng.
– “Môn” có nghĩa là cửa, qua đó khí và huyết có thể đến và đi.
Huyệt là Mộ huyệt của Thận, nằm sát với Thận, nó biểu hiện dấu hiệu của sự rối loạn chức năng thận, bởi những đặc trưng quan trọng của nó. Cho nên gọi là Kinh môn.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở Giám cốt giữa bên thắt lưng, xương sườn vốn bám cặp sát nhau với xương sống, ở khoảng xương sườn đốt thứ 12 là Mộ huyệt của thận, Mộ và Mạc thông với nhau là nơi kinh khí tụ tập. Thận mộ ở Kinh môn, nghĩa là ví như cửa ngỏ kết tụ thận khí, huyệt chủ trị thủy đạo không thông lợi nên gọi là Kinh môn”.

HUYỆT KINH MÔN
HUYỆT KINH MÔN

Tên Hán Việt khác  của huyệt Kinh Môn:

Khí phủ, Khí du.

Huyệt thứ :

25 Thuộc Đởm kinh

Đặc biệt của huyệt Kinh Môn:

“Mộ huyệt” của Thận.

Mô tả của huyệt Kinh Môn:

HUYỆT KINH MÔN
HUYỆT KINH MÔN

1. VỊ trí xưa :

Hai bên cột sống chính giữa thắt lưng dựới xương sườn cụt 1 thốn 8 phân (Giáp ất). Đầu xương sườn cụt thứ 12 (Đồng nhân, Đại thành)

2. Vị trí nay :

Khi điểm huyệt nằm nghiêng, dưới đầu mút của xương sườn cụt, đè vào có cảm giác ê hoặc tức

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Kinh Môn :

là cơ chéo to của bụng, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, đầu cụt xương sườn 12, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là Thận. – Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh TI 1.

HUYỆT KINH MÔN
HUYỆT KINH MÔN

Hiệu năng của huyệt Kinh Môn :

Ôn thận hàn, dẫn thủy thấp, giáng vị nghịch.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Kinh Môn:

1. Tại chỗ :

Đau thần kinh liên sườn.

2. Toàn thân :

Viêm thận, ỉa chảy, đầy bụng, đau thoát vị ruột, đau lưng đùi.

HUYỆT KINH MÔN
HUYỆT KINH MÔN

Lâm sàng của huyệt Kinh Môn:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Lãi câu, Trung phong tri sưng bụng dưới (Tư sinh). Phối Chiêu hải trị đái vàng, tiểu không thông (Tư sinh). Phái Nhiên cốc, Âm Lăng-tuyền trị ỉa chảy phân sống (Tư sinh). Đau lưng không thể đứng lâu cúi ngửa được phối với Hành gian làm chủ (Giáp ất).

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối  Chương môn, Thiên khu trị các loại thoát vị. Phối Thận du, Ủy trung, Tam-âm giao trị đau thắt lưng do thận hư. Phối Thiên khu, Dương Lăng-tuyền, Chi cấu trị bụng trướng. Phối Thiên khu, Trung quản, Túc Tam-lý trị ỉa chảy.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0,7 – 1 thốn.
2. Cứu 5-7 lửa.
3. Ôn cứu 10-20 phút.
* Chú ý Dưới là thận và kết trường, không được châm sâu quá .

HUYỆT KINH MÔN
HUYỆT KINH MÔN

Tham khảo của huyệt Kinh Môn:

1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau thắt lưng không đứng lâu cúi ngửng được, dùng Kinh môn và Hành gian làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyên thứ 7 ghi rằng: “Co giật, cột sống lưng uốn ngược, dùng Kinh môn làm chủ”.
3. <<Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Lạnh sốt, bụng trướng, ngột ngạt khó thở, dùng Kinh môn làm chủ”.

HUYỆT KINH MÔN
HUYỆT KINH MÔN

4. «Thiên kim» ghi rằng: “Kinh môn, Chiếu hải chủ trị tiểu vàng, nước tiểu khó thông. Kinh môn, Nhiên cốc, Âm Lăng-tuyền chủ trị ăn uống không tiêu đi cầu ra toàn thức ăn. Kinh môn, Côn lôn chủ trị mình đau đi cầu ra toàn thức ăn. Kinh môn, Thạch quan chủ trị đau dạ dày nảy ngược lưng như muốn gãy”.
5. Theo “Giáp ất” ghi rằng, huyệt Kinh môn còn có tên là Khí phủ, Khí du.
6. Căn cứ theo “Mạch kinh ” ghi rằng huyệt này là “Mộ huyệt” của Thận.

HUYỆT KINH MÔN
HUYỆT KINH MÔN
Bài trướcMẠCH TẠNG PHỦ CÓ BỆNH
Bài tiếp theoKINH MÔN TRẠCH ĐIỀN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.