HUYỆT THIẾU XUNG
少沖穴
H 9 Shǎo chōng xué(Chao Tchrong)

Xuất Xứ của huyệt Thiếu Xung:
«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Thiếu Xung:
– “Thiếu” có nghĩa là nhỏ hay trẻ, ý nói tới kinh Thủ Thiếu-âm.
– “Xung” có thể hiểu như là một pháo đài quan trọng.
Chính huyệt này là nơi khí và huyết của kinh bắt đầu nhiều. Cùng ở huyệt này là Tỉnh Mộc của Thủ Thiểu-âm Tâm kinh, là nơi khí bắt đầu vào cánh tay, do đó mà có tên Thiếu phủ (Pháo đài nhỏ).

Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt này ở đầu chót cuối mặt trong ngón tay út, chỗ cách móng tay bằng lá hẹ. Thuộc Tỉnh huyệt của đường kinh này, ví như chỗ xuất phát của giếng suối. Mạch khí đang sâu là nơi ở xung ra của Thủ Thiếu-âm Tâm mạch. Dùng chữ Thiếu ví dụ như là nhỏ bé, nhỏ như “lá hẹ” có nghĩa là giải thích chút ít nên gọi là Thiếu xung”.

Tên Hán Việt khác của huyệt Thiếu Xung:
Kinh thỉ (thủy).
Huyệt thứ:
9 Thuộc Tâm kinh.

Đặc biệt của huyệt Thiếu Xung:
“Tỉnh” huyệt, thuộc “Mộc”.
Mô tả của huyệt Thiếu Xung:

1. Vị trí xưa :
Cách góc móng tay bằng lá hẹ, bồ trong đầu chót ngón tay út (Đại thành, Tuần kinh).
2. Vị trí nay:
ở ngón tay út phía tay quay, cách góc móng tay độ 0,1 thốn, trên đường tiếp giáp da gan tay-mu tay.

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thiếu Xung:
là chỗ bám của gân ngón út, cơ gấp chung sâu các ngón tay và gân ngón út, cơ duỗi chung các ngón tay, bờ trong đốt 3 xương út – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây trụ và dây quay. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C8.

Hiệu năng của huyệt Thiếu Xung:
Khai tâm khiếu, thanh thần chí, tiết tà nhiệt.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thiếu Xung:
1. Theo kinh:

2. Toàn thân:
sốt cao, trúng phong hôn mê, trẻ con động kinh, Hít-tê ri.
Lâm sàng của huyệt Thiếu Xung:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Khúc trì trị phát sốt (Bách chứng).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Kết hợp vói các tỉnh huyệt khác để trị hôn mê, kích ngất. Phối Chi câu, Nhân trung, Thái xung trị trẻ con động kinh. Phối Âm khích trị đau tim.

Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 0,1 – 0,2 thốn, hoặc chích ra tí máu.
2. Cứu 3 – 5 phút.

Tham khảo của huyệt Thiếu Xung:
1. <<Thiên kim» quyển thứ 17 ghi rằng: “Trị tất cả các bệnh thực chú, cứu ở đầu ngón tay út, nam cứu trái nữ cứu phải, tủy theo tuổi để tính mồi lửa”.

2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thiếu xung chủ trị bệnh nhiệt gây ra bứt rứt đầy tức, khí nghịch lên họng khô khát, mắt vàng, bên trong phía sau cánh tay đau, đau tim, đàm khí, buồn sợ khi sốt khi lạnh, khuỷu tay đau không duỗi được”.

3. <<Đại thành» ghi rằng: “Khí nóng lạnh trong bụng dùng Thiếu xung, Thương khâu, Thái xung, Hành gian, Tam âm giao, Ân bạch, Dương Lăng-tuyền“.
4. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Phát sốt dùng Thiếu xung, Khúc trì” (Phát nhiệt trượng Thiêu xung, Khúc trì chi tán).

5. Theo “Giáp ất” huyệt này còn có tên là Kinh thỉ.
6. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng huyệt này là “Tĩnh huyệt” của Thủ Thiếu âm kinh.

7. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bô huyệt Thiếu xung trong trướng hợp vi tim yếu nên bệnh nhân hóa ra lo sợ, buồn phiền và bực bội. Mỗi khi cử động thì những chứng trên lại nặng thêm. Bệnh nhân thường hay có những sợ sệt về đêm, giấc ngủ thường không ngon lành, êm thắm.
